Cấp giấy phép lao động

486

SB Law cung cấp thông tin về việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài như sau:

I.        CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Theo quy định tại Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2014 về việc tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, lao động nước ngoài có dự kiến làm việc tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Cũng theo Nghị định nêu trên, ngoại trừ những trường hợp dưới đây, lao động nước ngoài phải xin cấp giấy phép lao động:

(a)               Lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;

(b)               Lao động nước ngoài là thành viên góp vốn của Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên;

(c)               Lao động nước ngoài là chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên;

(d)               Lao động nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần;

(e)               Người nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ;

(f)                 Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo cấp phép của Bộ tư pháp;

(g)               Người nước ngoài là trưởng văn phòng đại diện hoặc văn phòng dự án hoặc người nước ngoài do các tổ chức phi chính phủ ủy quyền để đại diện cho các hoạt động của tại Việt Nam;

(h)               Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoạt động trong 11 ngành dịch vụ theo cam kết của Việt Nam gia nhập WTO, bao gồm, viễn thông, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;

(i)                 Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;

(j)                 Người nước ngoài được Bộ ngoại giao cấp phép hoạt động thông tin và báo chí tại Việt Nam;

(k)               Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

Để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau:

–       Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

–       Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

–       Không vi phạm pháp luật, không vi phạm về an ninh quốc gia, không đang trong quá trình đối mặt với cáo buộc phạm tội hoặc không đang trong thời gian chấp hành các hình phạt.

II.  PHẠM VI CÔNG VIỆC VÀ THỜI HẠN THỰC HIỆN

  1. PHẠM VI CÔNG VIỆC
  1. Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ đơn :
  • Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết;
  • Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép;
  • Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;
  • Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng;
  • Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;
  • Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;
Licensing procedures:

  1. 2.      Thủ tục cấp phép:
  • Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
  • Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có;
  • Thay mặt Khách hàng nhận Giấy phép lao động.

2. THỜI HẠN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

–     Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu và thông tin cần thiết, theo quy định tại Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật giữa SB Law và Khách hàng, chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ đơn cho Khách hàng xem xét và ký;

–       Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ lên Sở Lao động và thương binh xã hội, SB Law sẽ xin được Giấy phép lao động cho Khách hàng.

III.    TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO

Tài liệu chuyển giao sẽ bao gồm tài liệu tiếng Việt để nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Khách hàng sẽ xem xét, phê chuẩn và ký vào các tài liệu cần thiết. SB Law có thể cung cấp bản dịch các tài liệu này (hoặc lược dịch), tuy nhiên, bản dịch chỉ có giá trị tham khảo và không giải phóng trách nhiệm của Khách hàng đối với các thông tin trong hồ sơ.