Mức thiệt hại sẽ quyết định khung hình phạt

460
ai nạn giao thông đường sắt

Báo ANTĐ có bài viết Mức thiệt hại sẽ quyết định khung hình phạt có đăng ý kiến của luật sư Đặng Thành Chung, công ty luật SB, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài viết:

ANTĐ – Về vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng xảy ra tại xã Tân Thành, huyện Vụ Bản, Nam Định rạng sáng 19-9, chúng tôi đã trao đổi với Luật sư Đặng Thành Chung – Công ty Luật SB để làm rõ trách nhiệm pháp lý của người liên quan.

Căn cứ vào diễn biến vụ việc đã được cơ quan chức năng công bố, theo Luật sư Đặng Thành Chung, lái xe có dấu hiệu vi phạm Điều 202 Bộ luật Hình sự: Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Điều luật này mô tả: Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.Theo Điểm 4 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 17-4-2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự được phân tích khá rõ. Cụ thể là: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự: Làm chết một người;  Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự:  Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;  Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
Như vậy, căn cứ vào chứng cứ, tài liệu thu thập được tại hiện trường và thiệt hại cụ thể về người và tài sản trong vụ tai nạn nêu trên, cơ quan chức năng sẽ đưa ra mức xử lý thích hợp đối với cá nhân vi phạm.