Thẩm quyền của Tòa án trong việc xử lý các vi phạm liên quan đến quyền SHCN

590

Thẩm quyền của tòa án liên quan đến quyền SHCN được thể hiện tại cả ba lĩnh vực dân sự, hành chính và hình sự.  Tuy nhiên, các vụ kiện chủ yếu được giải quyết tại tòa án dân sự, hành chính. Rất ít các vụ án hình sự liên quan đến quyền SHCN được đưa ra xét xử.

Toà án có vai trò xét xử các vụ kiện liên quan đến sở hữu công nghiệp như sau:

– Toà dân sự: Xét xử các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 29 và một số quy định khác của Bộ luật tố tụng dân sự).

– Toà hành chính: Xét xử các vụ kiện hành chính liên quan đến quyết định hành chính trong việc xác lập, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ quyền; quyết định xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

– Tòa hình sự: Xét xử các vụ án liên quan đến Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan với quy mô thương mại (Điều 170a); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại (Điều 171); Các tội về sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156, Điều 157, Điều 158).