Câu hỏi: Tôi là Phụng. Bạn tôi là người nước ngoài (người Nhật Bản) muốn vào Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Xin hỏi: Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ pháp lý tại Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
1. Theo WTO, FTAs, AFAS
a. Tổ chức luật sư nước ngoài (là tổ chức của luật sư hành nghề do một hoặc nhiều luật sư hoặc công luật nước ngoài thành lập ở nước ngoài dưới bất kỳ hình thức công ty thương mại nào, kể cả hãng luật, công ty luật TNHH, công ty luật cổ phần) được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài.
- Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài.
- Công ty luật nước ngoài (là tổ chức do một hoặc nhiều tổ chức luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam với mục đích hành nghề luật ở Việt Nam).
- Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn luật Việt Nam nếu luật sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.
b. Phạm vi hoạt động: tổ chức luật sư nước ngoài được phép cung cấp các loại hình dịch vụ pháp lý, ngoại trừ:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam;
- Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.
2. Theo Pháp luật Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh dịch vụ pháp lý tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a. Hình thức đầu tư
- Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài.
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh
- Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
b. Phạm vi hoạt động
- Thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác.
- Không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.
- Không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp.
3. Nhà đầu tư nước ngoài: đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài.
Luật sư Trần Trung Kiên từ công ty luật SBLAW đã có phần chia sẻ những kiến thức quan trọng về khởi nghiệp trong khuôn khổ buổi đào tạo tại Topica Founder Institue. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: