Thông tư số 128/2013/TT-BTC

Thông tư này quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư này bao gồm 7 chương và 168 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2013,  thay thế các Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, Thông tư số 92/2010/TT-BTC ngày 17/06/2010, Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 05/12/2005, Thông tư số 128/2010/TT-BTC ngày 26/08/201, Thông tư số 01/2012/TT-BTC ngày 03/01/2012; Mục 2 Chương II, Chương III Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010, Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012; quy định về thời hạn nộp thuế tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 11, điểm 1.2.5.4 và điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010; quy định về thời hạn nộp thuế dầu thô xuất khẩu tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 32/2009/TT-BTC ngày 19/02/2009; Điều 12 Thông tư số 155/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011.

Để download Thông tư số 128/2013/TT-BTC, Quý khách có thể truy cập theo đường  link sau 

 

Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Thông tư này hướng dẫn về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn; kiểm tra, thanh tra về hóa đơn.

Thông tư bao gồm 3 chương và 33 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, thay thế Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 13/2011/TT-BTC ngày 08/02/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010.

Để download Thông tư số 64/2013/TT-BTC, Quý khách có thể truy cập theo đường link sau

Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Thông tư này áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế theo quy định của pháp luật về thuế; các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế nội địa quản lý thu.

Thông tư bao gồm 10 chương và 76 điều, thay thế Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/12/2013 và thay thế Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính. Các nội dung về quản lý thuế quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.Hồ sơ khai thuế quy định tại Thông tư này bắt đầu áp dụng cho tất cả các kỳ tính thuế từ ngày 01/01/2014.

Để download Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Quý khách có thể truy cập theo đường link sau 

Thông tư số 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ

Thông tư quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Thông tư bao gồm 12 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 4 năm 2014, thay thế Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Để download Thông tư số 02/2014/TT-BXD, Quý khách có thể truy cập theo đường link sau 

Sự độc lập của Bằng sáng chế theo quy định của Công ước Paris

Theo quy định tại Điều 4bis của Công ước Paris thì sự độc lập của các bằng sáng chế cấp cho cùng một sáng chế tại những nước khác nhau:

–  Các bằng sáng chế do công dân của các nước thành viên của Liên minh xin cấp tại các nước thành viên khác nhau của Liên minh sẽ độc lập với những bằng sáng chế cấp cho cùng một sáng chế ở những nước khác bất kể nước đó có hay không là thành viên của Liên minh.

– Quy định trên đây phải hiểu theo nghĩa không bị hạn chế, cụ thể với nghĩa là patent cấp cho đơn nộp trong thời hạn ưu tiên sẽ độc lập cả về phương diện lý do dẫn đến huỷ bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực, cả về phương diện xác định thời hạn hiệu lực thông thường.

– Những quy định này áp dụng cho tất cả những bằng sáng chế đang tồn tại tại thời điểm Công ước Paris bắt đầu có hiệu lực.

– Những quy định này cũng áp dụng cho cả những bằng sáng chế tồn tại trước hoặc sau thời điểm gia nhập Công ước của những nước thành viên mới.

– Các bằng sáng chế được cấp ở các nước thành viên khác nhau của Liên minh trên cơ sở hưởng quyền ưu tiên có thời hạn hiệu lực bằng thời hạn hiệu lực như thể các patent đó được cấp mà không hưởng quyền ưu tiên.

Những điều cấm trong việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Theo Điều 6ter của Công ước Paris quy định:

Các nước thành viên của Liên minh thoả thuận từ chối hoặc huỷ bỏ việc đăng ký, ngăn cấm bằng các biện pháp thích hợp việc sử dụng làm nhãn hiệu hoặc thành phần của nhãn hiệu – mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền – các quốc huy, quốc kỳ hoặc các biểu tượng quốc gia khác của các nước thành viên của Liên minh, các dấu hiệu kiểm tra xác nhận hoặc bảo đảm chính thức được các nước đó chấp nhận, và bất cứ sự bắt chước nào mang đặc điểm huy hiệu.

Quy định trên đây cũng được áp dụng tương đương đối với các huy hiệu, cờ, các biểu tượng khác, tên viết tắt, tên đầy đủ của các tổ chức quốc tế liên Chính phủ mà có một hoặc nhiều nước thành viên của Liên minh tham gia, trừ trường hợp các huy hiệu, cờ, các biểu tượng khác, tên viết tắt, tên đầy đủ đã là đối tượng của các điều ước quốc tế đang có hiệu lực nhằm bảo đảm việc bảo hộ các đối tượng đó.

Nếu nhãn hiệu được thiết lập trước khi Công ước Paris có hiệu lực tại nước có nhãn hiệu này đăng ký thì nước thành viên đó không bắt buộc phải chịu áp dụng những quy định trên, hoặc việc sử dụng và đăng ký những nhãn hiệu đó về bản chất không gây  ấn tượng cho công chúng về sự tồn tại của mối liên hệ giữa tổ chức liên quan và huy hiệu, cờ, các biểu tượng  khác, tên viết tắt, tên đầy đủ hoặc việc sử dụng hay đăng ký rõ ràng là về bản chất không gây nhầm lẫn cho công chúng về sự tồn tại của mối liên hệ giữa người sử dụng và tổ chức.

Nhãn hiệu nổi tiếng theo Công ước Paris

nhãn hiệu nổi tiếng

–      Nhãn hiệu được mặc nhiên coi là nổi tiếng nếu luật quốc gia cho phép điều đó.

–     Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng nếu theo đề nghị của bên có liên quan, các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch, và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó của người được Công ước cho hưởng lợi thế sử dụng nhãn hiệu đó trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự

–     Thời hạn được yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu nổi tiếng la không ít hơn 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu

–      Nếu việc sử dụng nhãn hiệu hay đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu thì không quy định thời hạn hủy bỏ với những nhãn hiệu đó.

Chương trình Đường đến thành công với Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Đón xem Chương trình Đường đến thành công với Luật sư Nguyễn Thanh Hà. Đánh giá cao những thành công của SB Law, kênh truyền hình NetViet, VTC10, truyền hình đối ngoại đã mời Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch, luật sư điều hành SB Law tham gia Talkshow Đường đến thành công. Khán giả truyền hình sẽ có dịp hiểu thêm về nghề luật sư Việt Nam thông qua những chia sẻ những trải nghiệm mà luật sư Nguyễn Thanh Hà cung cấp.
Chương trình sẽ phát sóng vào 21h 30 thứ 7 ngày 12 tháng 4 năm 2014.

Về chương trình Đường đến thành công.

Đường đến thành công là một talkshow được ban biên tập NetViet, VTC10 xây dựng, với mục tiêu giới thiệu những tấm gương, những nhân vật ưu tú trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Chương trình đã giới thiệu đến  công chúng rất nhiều nhân vật, từ các văn nghệ sỹ đến các doanh nhân, như họa sỹ Thành Chương, GS Nguyễn Lâm Dũng.

Những nhân vật trong chương trình là những người có ảnh  hưởng tới xã hội, có đóng góp trong các lĩnh vực mà họ tham gia với những dấu ấn cá nhân rõ nét.

Với thời lượng phát sóng 30 phút, Đường đến thành công mang đến cho khán giả truyền hình những cuộc trò chuyện vui vẻ nhưng cũng chứa nhiều thông tin bổ ích.

Khán giả truyền hình theo dõi truyền hình sẽ hiểu thêm về các lĩnh vực mà các nhân vật theo đuổi và đặc biệt các bạn trẻ có những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn ngành nghề cho mình trong tương lai.

Đây cũng là lần đầu tiên, Đường đến thành công mời một luật sư tham gia và chia sẻ trong chương trình.

Mời Quý vị xem nội dung chương trình theo đường link sau:

Đường đến thành công với Luật sư Nguyễn Thanh Hà

SBLaw tư vấn luật cho FPT Software

Từ năm 2014, SB Law vinh dự là nhà cung cấp dịch vụ pháp lý cho FPT Software (FSoft) – một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phần mềm thuộc tập đoàn FPT. Trong quá trình phát triển của mình, FSoft đã đạt được những thành tựu to lớn, là doanh nghiệp tiên phong trong việc thiết kế và sản xuất phần mềm xuất khẩu ra thế giới, là niềm tự hào của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Trong chiến lược chiếm lĩnh thị trường công nghệ thông tin ra thế giới, FSoft mong muốn được một công ty luật với các luật sư kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật.

Trải qua quá trình tuyển chọn khắt khe, Fsoft đã chính thức lựa chọn SB Law là đối tác pháp lý, tư vấn cho công ty những vấn đề pháp lý liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cùng với việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho IBM, HTC, một lần nữa, SB Law khẳng định là nhà cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp mới, công nghệ thông tin và truyền thông.

Quy định về nhãn hiệu theo Công ước Paris

Theo quy định tại Điều 6 Công ước Paris thì Công ước Paris không quy định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu mà dành việc này cho luật quốc gia của các nước thành viên.

Khi công dân của một nước thành viên của Liên minh nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tai bất cứ nước nào trong Liên minh đều không thể bị từ chối hay cũng không được hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu với lý do rằng việc nộp đơn, đăng ký, hoặc gia hạn tại nước xuất xứ không có hiệu lực. Một khi nhãn hiệu được đăng ký tại một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với đăng ký có thể có tại bất cứ nước thành viên nào khác, kể cả nước xuất xứ.

Do đó, nếu đăng ký nhãn hiệu bị mất hiệu lực tại một nước thành viên thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu đó tại các nước thành viên khác.

Bên cạnh đó thì các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch, và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó của người được Công ước cho hưởng lợi thế sử dụng nhãn hiệu đó trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự. Những quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc là sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đó.

Thời hạn được yêu cầu huỷ bỏ nhãn hiệu là  không ít hơn 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Các nước thành viên của Liên minh có quyền quy định thời hạn theo đó có thể yêu cầu cấm sử dụng nhãn hiệu.

Đối với những nhãn hiệu được đăng ký và sử dụng với mục đích xấu thì quyền yêu cầu hủy bỏ hay ngăn cấm việc sử dụng những nhãn hiệu đó là không áp dụng thời hạn.

Công ước Paris

Công ước Paris là công ước về bảo hộ sở hữu trí tuệ được thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1883, sau nhiều lần sửa đổi tại nhiều quốc gia thì công ước được tổng sửa đổi vào ngày 28 tháng 9 năm 1979.

Công ước gồm có 30 điều khoản quy định chủ yếu về bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, quyền tác giả, giải pháp hữu ích.

Những thành viên của công ước Paris phải tuân thủ thao những quy định chung thống nhất gồm có:

–         Nguyên tắc đối xử quốc gia

–         Quyền ưu tiên

–         Một số nguyên tắc chung với hệ thống bảo hộ quyến sở hữu công nghiệp

–         Các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi hành công ước.

Chức năng của WIPO

Theo quy định tại điều 4 Công ước Stockholm thì chức năng hoạt động của WIPO gồm có:

–         Thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp thiết kế để có sự bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả trên toàn thế giới và làm hài hòa các đăng ký quốc gia trong lĩnh vực này.

–         Thực hiện việc quản lý công việc theo Công ước Paris, những công ước đặc biệt được thành lập trong quan hệ với các công ước khác và công ước Berne

–         Có thể đồng ý tham gia, sự quản lý của bất kỳ hiệp ước quốc tế nào khác nhằm làm thúc đẩy sự bato hô sở hữu trí tuệ

–         Khuyến khích sự ký kết các điều ước quốc tế để thúc đẩy sự bảo hộ sở hữu trí tuệ

–         Đề nghị sự hợp tác tới các nước yêu cầu sự hỗ trợ pháp lý để thúc đẩy sự bảo hộ sở hữu trí tuệ

–         Phối hợp và khuếch tán thông tin liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, thực hiện và thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực này và công bố kết quả những nghiên cứu đó

–         Duy trì dịch vụ bảo hộ quốc tế về sở hữu trí tuệ, trong trường hợp phù hợp thì cung cấp đăng ký và công khai dữ liệu liên quan đến đăng ký

–         Thực hiện tất cả những hoạt động phù hợp khác.