Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Hiền năm nay 21 tuổi. Hiện tại tôi muốn mở một doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội. Xin hỏi thủ tục để đăng ký doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ nhất, về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.”

Thứ hai, trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân:

Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

“1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử”.

Theo đó, thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.

Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Những đối tượng nào sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình Quốc hội, trong Chương trình Hiểu Đúng – Làm Đúng về những đối tượng nào sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống:  Nhà Hoa có 3 chị sống với nhau, tuy nhiên vì một vài lí do mà 3 chị em Hoa đã hiểu lầm là nhà hàng xóm có người nghiện và đã tìm đến luật sư xin tư vấn về những trường hợp phải đi cai nghiện bắt buộc, tuy nhiên, sau đó hỏi rõ ra thì mới biết là mọi việc chỉ là hiểu lầm.

Luật sư tư vấn:

Điều 96 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận”.

Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 136/2016/NĐ-CP), quy định cụ thể đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:

“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định”.

Có thể thấy, việc người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì chắc chắn là phải có căn cứ chứng minh rằng người đó bị nghiện, bởi người bị nghiện có thể có những người bị áp dụng biện pháp này nhưng nếu người không bị nghiện thì không thể áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được. Sau khi có văn bản xác nhận của bên công an cùng địa phương mới có thể xác định được việc có hay không nghĩa vụ đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cai nghiện.

Dưới đây là video giới thiệu về Công ty Luật TNHH SB LAW. Mời quý vị đón xem:

 

Tư vấn điều kiện và thủ tục nhập hộ khẩu tại Hà Nội

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã tư vấn điều kiện và thủ tục nhập hộ khẩu tại Hà Nội trên Truyền hình Quốc hội, trong Chương trình Hiểu Đúng – Làm Đúng. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Anh Lâm chị Ny mới mua được nhà Hà Nội, anh Tú là hàng xóm (nhưng cũng là cò làm thủ tục các thể loại ) đã sang gạ gẫm Ny với Lâm làm hộ khẩu ở Hà Nội, tuy nhiên   do Tú ra giá quá cao nên Ny và Lâm đã không đồng ý và tự tìm đến luật sư xin tư vấn về việc chuyển hộ khẩu lên Hà Nội.

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về điều kiện nhập hộ khẩu ở Hà Nội:

Điều 19 Luật Thủ đô năm 2012 về quản lý dân cư có quy như sau:

4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:

a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;

b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê”.

Dẫn chiếu đến Điều 20 Luật cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; 

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột; 

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; 

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; 

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; 

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình”.

Trường hợp 01: Bạn muốn đăng ký hộ khẩu thường trú tại các huyện, thị xã ngoại thành ở Hà Nội

Trong trường hợp này bạn chỉ cần có chỗ ở hợp pháp và có thời gian tạm trú tại thành phố Hà Nội từ một năm trở lên (không bắt buộc đăng ký tạm trú liên tục tại một quận, huyện, miễn là trong thành phố Hà Nội đều được). Trong đó, chỗ ở hợp pháp có thể là nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có thể là do thuê, mượn, ở nhờ. Nếu chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì bạn phải được người cho thuê, cho mượn, ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Đồng thời, phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân.

Trường hợp 02: Bạn đăng ký thường trú trong nội thành Hà Nội

Nếu trường hợp của bạn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 20 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì bạn có thể đăng ký như bình thường mà không cần điều kiện tạm trú liên tục 03 năm trở lên trong thành phố Hà Nội. Ngược lại, nếu bạn muốn đăng ký thường trú trong nội thành Hà Nội thì bạn phải đáp ứng điều kiện là đã tạm trú liên tục từ 03 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.

Thứ hai, thủ tục nhập hộ khẩu ở Hà Nội:

Bước 1: Xin cấp giấy chuyển hộ khẩu

– Hồ sơ gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (điền theo mẫu 02 theo thông tư 36/2014/TT-BCA).

+ Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho bạn.

Bước 2: Thủ tục đăng ký thường trú ở nơi ở mới (nhập hộ khẩu)

– Hồ sơ gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (điền theo mẫu do cơ quan công an phát hành)

+ Bản khai nhân khẩu (điền theo mẫu do cơ quan công an phát hành);

+ Giấy chuyển hộ khẩu;

+ Giấy đăng ký kết hôn;

+ Văn bản đồng ý của người có sổ hộ khẩu cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình

+ Sổ hộ khẩu cần nhập vào.

– Cơ quan giải quyết: Công an quận/huyện thuộc TP Hà Nội nơi bạn chuyển đến.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Thủ tục làm lại các giấy tờ khác.

Sau khi đã được nhập khẩu bạn phải làm thủ tục đổi, cấp lại chứng minh nhân dân.

Theo quy định tại Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về trường hợp đổi, cấp lại CMND:

“…d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; …”.

Tuy nhiên theo Luật Căn cước công dân 2014, thì bạn sẽ được cấp thẻ căn cước thay vì chứng minh nhân dân cũ.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần tư vấn về vấn đề bỏ quản lý dân cư bằng hộ khẩu giấy, thay bằng mã số định danh trong bản tin Việt Nam ngày nay, kênh NetvietTV. Mời các bạn đón xem tại đây:

Đi uống cà phê bị mất xe máy có được bồi thường không?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình Quốc hội trong Chương trình Hiểu Đúng – Làm đúng về tình huống: Đi uống cà phê bị mất xe máy có được bồi thường không? Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Anh Kiên vì muốn tán gái nên đã mượn xe của anh Tú và chị Hoa đi uống cà phê. Tuy nhiên, do không may xe bị mất tại quán và do quán không có thỏa thuận trông xe với anh Kiên nên anh Kiên không đòi tiền được. Chị Hoa vợ anh Tú đã tìm đến luật sư xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường tài sản chỉ phát sinh trong trường hợp có hợp đồng và một số trường hợp ngoài hợp đồng mà pháp luật quy định cụ thể. Trong trường hợp này, cần phải xác định rõ giữa anh Kiên và chủ quán cà phê có phát sinh quan hệ giao dịch hay không, cụ thể ở đây là có xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản hay không.

Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:

“Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.

Về hình thức xác lập thì hiện nay có 3 hình thức xác lập hợp đồng là hợp đồng xác lập bằng lời nói, hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng xác lập bằng hành vi thực tế.

Như vậy để xem xét giữa anh Kiên và chủ quán có hình thành quan hệ hợp đồng gửi giữ tài sản hay không thì cần xem xét khi anh Kiên gửi xe thì nhân viên bảo vệ của quán có ghi số và đưa vé gửi xe cho anh Kiên không, hay giữa anh Kiên và nhân viên bảo vệ có sự thỏa thuận với nhau về việc trông giữ xe hay không.

Trường hợp 1: Nếu anh Kiên có vé gửi xe

Đây sẽ là bằng chứng để chỉ ra rằng giữa anh Kiên và quán cà phê, qua đó xác lập quan hệ gửi giữ xe. Khi đó, theo quy định hiện hành, anh Kiên có quyền yêu cầu chủ quán bồi thường thiệt hại do làm mất xe của mình, trường hợp chủ quán không thực hiện thì anh Kiên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Điều 556 và Điều 557 BLDS năm 2015 quy định về quyền của bên gửi tài sản và nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau:

“Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”.

Trường hợp 2: Giữa anh Kiên và nhân viên bảo vệ không có sự thỏa thuận hoặc sự thỏa thuận chỉ là lời nói hoặc hành vi

Trong trường hợp này, việc chứng minh giữa anh Kiên và quán đã xác lập quan hệ gửi giữ là rất khó khi mà chủ quán đã chối bỏ trách nhiệm. Do vậy, trong trường hợp này, việc anh Kiên có được chủ quán bồi thường hay không còn phụ thuộc vào việc chứng minh của anh Kiên về việc xác lập quan hệ gửi giữ xe với quán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc chứng minh này là rất khó và đem lại hiệu quả không cao. Do đó, theo tôi, trong trường hợp này, anh Kiên nên nói chuyện lại với chủ quán và yêu cầu họ hỗ trợ một phần, khi đó, để giữ uy tín của quán cà phê thì chủ quán có thể chấp nhận. Còn nếu khởi kiện thì phần thắng sẽ không cao.

Dưới đây là video LUẬT SƯ NGUYỄN THANH HÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KÊNH INFOTV VÈ CẠM BẪY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TRÊN INFOTV. Mời quý vị đón xem:

Nhà nước có các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương không?

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi: Hiện nay, nhà nước có các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương không? Nếu có là những biện pháp gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 thì:

Thứ nhất, Chính sách chung về phát triển hoạt động ngoại thương:

Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp sau đây:

– Hoạt động tín dụng do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương bao gồm hỗ trợ xây dựng, bảo vệ, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm trong nước ra thị trường nước ngoài; thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin xúc tiến thương mại; kết nối giao thương giữa các thương nhân nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả để phục vụ sản xuất trong nước hoặc gia công xuất khẩu;

– Các biện pháp khác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Thứ hai, Chính sách đặc thù về phát triển hoạt động ngoại thương:

– Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương đối với sản phẩm có lợi thế cạnh tranh mà trong nước sản xuất được, sản phẩm công nghệ và nguyên liệu đầu vào cần thiết phục vụ sản xuất trong nước.

– Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tại địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điềukiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn tham gia hoạt động ngoại thương.

Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam

Câu hỏi: Qúy công ty cho tôi hỏi: Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các trường hợp nào sẽ bị áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 100 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp, theo đó biện pháp này sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.

– Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.

– Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.

– Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.

– Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.

– Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.

Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để phục vụ mục đích gì?

Câu hỏi: Tôi là Hồng Anh, ở Hà Nội. Qúy công ty cho tôi hỏi: Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để phục vụ những mục đích gì? Thủ tục được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 42 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 thì:

– Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, thi công, thuê, mượn, trưng bày, triển lãm hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo hợp đồng với nước ngoài.

– Thủ tục tạm xuất, tái nhập được thực hiện như sau:

+ Thương nhân phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.

– Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.

Quy định về thời gian quá cảnh hàng hóa ở Việt Nam

Câu hỏi: Tôi là Xuân. Luật sư cho tôi hỏi: Thời gian quá cảnh hàng hóa ở Việt Nam là bao lâu?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 47 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về thời gian quá cảnh như sau:

“1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.

2. Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.

3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan”.

Như vậy, thời gian quá cảnh ở Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.

Cơ quan nào có quyền quyết định việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời?

Câu hỏi: Qúy công ty cho tôi hỏi: Biện pháp chống trợ cấp là gì? Cơ quan nào có quyền quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 thì biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:

+ Áp dụng thuế chống trợ cấp;

+ Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;

+ Các biện pháp chống trợ cấp khác.

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ.

Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.

Muốn áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì phải đáp ứng điều kiện gì?

Câu hỏi: Tôi là Liên, ở Hà Nội. Tôi xin hỏi: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 78 Luật quản lý ngoại thương năm 2017, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

– Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

– Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

Lưu ý:

– Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

– Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Việt Nam có các biện pháp phòng vệ thương mại nào?

Câu hỏi: Tôi là Hiệu. Trong năm 2018 này, các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư. Dự báo các biện pháp phòng vệ thương mại chắc chắn sẽ không còn là câu chuyện xa vời như vài năm trước mà đang thực sự hiện hữu. Xin hỏi: Tại Việt Nam, có các biện pháp phòng vệ thương mại nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể. Trong đó:

– Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì?

Câu hỏi: Tôi là Hạnh, ở Hà Nội. Tôi thấy nhiều người nói về Giấy chứng nhận lưu hành tự do nhưng tôi chưa hiểu rõ về Giấy chứng nhận này. Qúy công ty có thể giải thích giúp tôi được không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 36 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về Giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau:

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.

Biện pháp chứng nhận lưu hành tự do sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

– Pháp luật quy định hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do;

– Theo đề nghị của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.