Giấy chứng nhận đầu tư

Nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định hiện hành, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nội dung Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại Điều 41.2 Nghị Định 108/2006/NĐ-CP, bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh tại Điều 25 Luật Doanh Nghiệp, trong nội dung này không có quy định riêng về việc ghi thông tin của Tổng giám đốc/ hoặc Giám đốc.

Việc thay đổi Điều lệ doanh nghiệp không bắt buộc phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những trường hợp việc thay đổi Điều lệ dẫn đến thay đổi nội dung đã quy định tại nội dung đăng ký kinh doanh hoặc nội dung dự án đầu tư trong Giấy chứng nhận đầu tư.

Đổi giấy chứng nhận đầu tư.

Việc thay đổi hộ chiếu mà không làm thay đổi tên, đổi số, đổi địa chỉ của nhà đầu tư đã đăng ký tại Giấy chứng nhận đầu tư thì không đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư.

Trường hợp thay đổi những nội dung đăng ký kinh doanh đã quy định tại giấy chứng nhận đầu tư hoặc nhà đầu tư có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đầu tư để đăng ký lại các thông tin đã đăng ký, nhà đầu tư Nộp bản đăng ký điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh (mẫu đăng ký theo Phụ lục I-7 và hướng dẫn cách ghi tại Phụ lục IV ban hành theo quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ kế hoạch và đầu tư) tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi thực hiện dự án đầu tư, các giấy tờ liên quan đến từng trường hợp quy định tại chương V Nghị định 88/2006/NĐ-CP.

 Giá thuê đất ghi trong Giấy phép đầu tư

Giá thuê đất được quy định tại nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14 -11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, các trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần, hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm theo giá ghi trong giấy chứng nhận đầu tư thì không điều chỉnh lại giá thuê đất đối với thời gian đã nộp tiền thuê đất (điểm  b, khoản 4, Điều 8; khoản 3, khoản 4, Điều 9, Nghị định 142/2005/NĐ-CP). Các trường hợp trả tiền thuê đất khác phải thực hiện điều chỉnh lại giá thuê đất theo quy định tại nghị định 142/2005/NĐ-CP.

Trừ việc quy định giá thuê đất tại Giấy phép đầu tư được cấp trước ngày Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP có hiệu lực (tại Điều 88 và 89, quy định giá tiền thuê đất do UBND cấp tỉnh quyết định theo khung giá tiền thuê đất do Bộ tài chính quy định) hiện nay mẫu Giấy chứng nhận đầu tư ban hành kèm theo quyết định 1088/2006/QĐ-BKH không có mục giá thuê đất, Giá thuê đất được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đất đai.

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh và mục tiêu của dự án đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư

Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục II-3 ban hành kèm theo Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH; Việc ghi ngành, nghề  kinh doanh của doanh nghiệp và mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư của doanh nghiệp quy định như sau:

Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp được quy định tại Điều 1 của Giấy chứng nhận đầu tư về nội dung đăng ký kinh doanh của một hoặc nhiều ngành, nghề mà pháp luật không cấm (theo Điều 7 Luật doanh nghiệp, Điều 13 luật đầu tư); việc ghi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp quy định tại Điều 5 Nghị định 88/2006/NĐ-CP và hiện nay được ghi theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ban hành tại quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của thủ tướng Chính phủ

Mục tiêu của dự án đầu tư được quy định tại Điều 2 của Giấy chứng nhận đầu tưu về nội dung đầu tư; quy định mục tiêu cụ thể của dự án đầu tư về nội dung đầu tư; quy định mục tiêu cụ thể của dự án đầu tư như hướng dẫn tại Phụ lục IV -2 ban hành theo Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH đối với nội dung G-15.

Sự khác nhau giữa việc đăng ký đầu tư với việc thành lập chi nhánh và đăng ký thành lập chi nhánh kinh daonh các mục tiêu trong Giấy chứng nhận đầu tư?

Trả lời:

Việc thành lập Chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chia thành 2 trường hợp chính:

Trường hợp 1: thành lập Chi nhánh/ Văn phòng đại diện không gắn với dự án đầu tư như sau:

Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Điều 40 Nghị định 108/2006/NĐ-CP

Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh (không gắn với dự án đầu tư)/Văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 nghị định 88/2006/NĐ-CP.

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 88/2006/NĐ-CP và theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục II-2 (không bao gồm Bản đăng ký/hoặc đề nghị (Mẫu phụ lục I-2, Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH) kèm theo.

Nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh theo quy định tại Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 và 53 Nghị định 108/2006/N Đ-CP tùy thuộc dự án thuộc quy trình đăng ký hoặc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu tại Phụ lục II-2 Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH

 

Đăng ký hoạt động của chi nhánh để thực hiện dự án đầu tư mới của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng triển khai hoạt động được thành lập chi nhánh để thực hiện dự án đầu tư mới theo trình tự sau:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án nơi mở chi nhánh như hướng dẫn đối với trường hợp 2 câu 57 trên đây để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư (mẫu Phụ lục II -2 Quyết định số 1088/2006/QĐ- BKH)

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập chi nhánh gắn với dự án đầu tư mới, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh bị thay dổi do đầu tư lập chi nhánh để  thực hiện dự án đầu tư mới, ví dụ mục 3 (G10) về Chi nhánh, mục 4 (G11) về ngành, nghề kinh doanh.

Các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong KCN hoặc ngược lại  có quyền mở chi nhánh sản xuất ngoài/hoặc trong KCN trong cùng tỉnh, thành phố không? Nếu được thì thẩm quyền giải quyết là cơ quan nào (Sở kế hoạch và đầu tư hay ban quản lý KCN, KCX)?

Theo quy định tại Điều 37 của Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh để thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được lập chi nhánh ngoài địa điểm đặt trụ sở chính của mình kể cả doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN được mở chi nhánh sản xuất ngoài KCN trong cùng tỉnh, thành phố/ hoặc ngược lại.

Trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước ngày 1 tháng 1 năm 2006 theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu chưa đăng ký lại. Chi nhánh của doanh nghiệp chỉ được hoạt động đầu tư và kinh doanh trong phạm vi ngành , nghề đã quy định tại Giấy phép đầu tư theo quy định tại Điều 170 Luật doanh nghiệp

Về cơ quan tiếp nhận: nhà đầu tư nước  ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện mọi thủ tục, kể cả thủ tục về đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý đầu tư quy định tại Điều 40 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; đối với trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN mở chi nhánh sản xuất ngoài KCN tại địa phương

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư địa phương để xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập chi nhánh gắn với dự án đầu tư mới, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Ban quản lý đăng ký điều chỉnh những khoản mục liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh bị thay đổi như hướng dẫn tại mục 1 trên đây.

Trường hợp dự án đầu tư nước ngoài gắn với việc thành lập chi nhánh tiếp tục hoạt động, nhưng chi nhánh tạm dừng, đóng cửa hoạt động thì làm thủ tục gì, như thế nào?

Trường hợp dự án đầu tư nước ngoài gắn với chi nhánh đã đăng ký hoạt động, khi chi nhánh tạm dừng, đóng cửa, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án nơi đặt chi nhánh theo thủ tục sau đây:

Thông báo về việc tạm ngừng/hoặc đóng cửa theo nội dung quy định tại Điều 43 Nghị định 88/2006/NĐ-CP và Điều 29 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007

Hồ sơ dự án đầu tư  đang thực hiện (không bao gồm nội dung của Chi nhánh) theo luật đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP để được cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đó.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp không gắn với thành lập doanh nghiệp/hoặc chi nhánh theo mẫu phụ lục II-1 Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH

Vay vốn ngân hàng để tăng vốn đầu tư

Theo quy định tại khoản 1, Điều 51, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, khi doanh  nghiệp điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư.

Do vậy, trường hợp này nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 51, 52, Nghị định 108/2006/NĐ-CP để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi mục tiêu, quy mô dự án đầu tư

Điều 51 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định khi điều chỉnh trong 7 nội dung về dự án đầu tư, bao gồm (i) mục tiêu, (ii) quy mô, (iii) địa điểm, (iv) hình thức đầu tư, (v) vốn đầu tư, (vi) thời hạn thực hiện dự án, (vii) ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư phải làm thủ tục tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Việc điều chỉnh dự án đầu tư theo một trong 3 quy trình:

Loại không phỉa làm thủ tục (chỉ quy định đối với dự án đầu tư trong nước khi điều chỉnh có quy mô dưới 15 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc có quy mô dưới 300 tỷ đồng và không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư)

Loại điều chỉnh theo quy trình đăng ký gồm dự án mà sau điều chỉnh có quy mô dưới 300 tỷ đồng  và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc đối với dự án đầu tư trong nước sau điều chỉnh không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (không giới hạn về quy mô vốn đầu tư);

Loại điều chỉnh theo quy trình thẩm tra gồm dự án sau:

Đối với dự án đầu tư nước ngoài mà sau điều chỉnh dự án thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (quy định tại các Điều 46, 47 và 48 Luật Đầu Tư)

Đối với dự án đầu tư trong nước sau khi điều chỉnh dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Cấp giấy chứng nhận điều chỉnh

Việc cấp giấy chứng nhận điều chỉnh thực hiện theo quy trình tại Điều 52 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, trong đó cần lưu ý những nội dung sau:

Theo quy trình đăng ký Theo quy trình thẩm tra
  1. Hồ sơ
(i)                Bản đăng ký điều chỉnh(ii)             Bản soa hợp lệ GCN ĐT(iii)           Đối với DN FDI; bản sửa đổi bổ sung H ĐLD/H ĐTKD hoặc điều lệ doanh nghiệp (i)                Bản đề nghị điều chỉnh(ii)             Bản giải trình(iii)           Báo cáo tình hình thực hiện(iv)           Bản sao hợp lệ GCN ĐT(v)             Đối với DN FDI: bản sửa đổi, bổ sung H ĐLD/H ĐHTKD hoặc Điều lệ DN
  1. Thời hạn
15 ngày 30 ngày
  1. Hình thức cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh: theo hai loại mẫu (quyết định 1088/2006/Q Đ-BKH):

Loại  Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cấp cho trường hợp  thực hiện dự án đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp/hoặc chi nhánh (Phụ Lục II-4)

Loại Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho trường hợp doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 1/7/2006 chưa đăng ký lại và không đăng ký lại

Riêng loại giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh, hoặc gắn với thành lập doanh nghiệp, thực hiện quản lý theo cơ chế đổi Giấy chứng nhận đầu tư phù hợp với quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 68, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, trường hộp Dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư mà sau 12 tháng, nhà đầu tư không triển khai hoặc dự án chậm tiến độ 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư nhưng không thuộc trường hợp tạm ngừng, giãm tiến độ thực hiện dự án theo quy định tại Điều 67. Nghị định 108/2006/NĐ-CP thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam

Theo quy định tại điều 56 Nghị định 108/2006/N Đ-CP, nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo trường 3 hợp:

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua một phần vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua toàn bộ vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hoạt động mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài phải lưu ý những quy định sau:

Một là: việc mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Hai là, việc góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ức quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thực hiện các cam kết gia nhập WTO về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường.

Ba là, ngoài các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về  đầu tư, việc góp vốn, mua cổ phần phải áp dụng các quy định của pháp luật chuyên ngành ví dụ pháp luật đất đai, sở hữu trí tuệ…

Trình tự, thủ tục đối với việc Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam

Trình tự, thủ tục đối với việc Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam quy định riêng theo từng trường hợp hướng dẫn tại câu 31 như sau:

Trường hợp (i): nhà đầu tư nước ngoài mua một phần vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam; theo đó không làm thay đổi pháp nhân, chỉ thay đổi cơ cấu sở hữu tài sản trong doanh nghiệp; doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh theo thủ tục quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP

Trường hợp (ii): nhà đầu tư nước ngoài mua toàn bộ vốn/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam; theo đó thay đổi chủ sở hữul; doanh nghiệp Việt Nam đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của luật Doanh Nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP với các thủ tục có liên quan

Nhà đầu tư nước ngoài báo cáo Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Điều 40 của nghị định số 108/2006/NĐ-CP để đăng ký lại như với quy định cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp (iii): nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh) theo quy định tại Điều 51, 52 Nghị định 108/2006/N Đ-CP tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại điều 40 của Nghị định này 

Nhà đầu tư nước ngoài có bị giới hạn gì về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ngành nghề kinh doanh bất động sản hay không?

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc danh mục lĩnh vực kinh doanh có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư  nước ngoài quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Các điều kiện cụ thể đối với kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại điều 10, Luật kinh doanh bất động sản. Theo đó nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nghành nghề kinh doanh bất động sản.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam vượt quá tỷ lệ cho phép

Khi thực hiện giao dịch mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài tuân thủ theo các điều kiện áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại phu lục C ban hành kèm theo nghị định 108/2006/NĐ-CP, trong đó có việc phải tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam quy định tại các cam kết của Việt Nam.

Trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam vượt quá tỷ lệ cho phép, phần giao dịch vượt quá sẽ vô hiệu do vi phạm pháp luật, do vậy bị áp dụng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 128, Bộ luật Dân sự và bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký

Nhà đầu tư Việt Nam lập dự án đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đang trong gia đoạn triển khai dự án, hợp tác này phải làm thủ tục gì? Làm thủ tục tại đâu? Hồ sơ bao gồm những gì?

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dự án thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp đang thực hiện dự án thì làm thủ tục quy định đối với trường hợp đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần quy định tại điều 56, nghị định 108/2006/NĐ-CP. Theo đó, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên theo quy định của Nghị Định 88/2006/NĐ-CP. Trường hợp dẫn tới thay đổi nội dung dự án đầu tư thì làm thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào dự án thì làm thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh theo quy định tại Điều 51, 52, Nghị Định 108/2006/ NĐ- CP.

Theo quy định tại Điều 56 Nghị Định 108/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo 3 trường hợp đã nêu tại câu 1, câu 14a và thực hiện thủ tục phù hợp từng trường hợp đã nêu tại câu 1, câu 14a và thực hiện thủ tục phù hợp đã nêu:

Trường hợp thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì số Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được cấp mới theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Phụ lục đính kèm Quyết định số 1088/2006/ QĐ-BKH ngày 19/10/2006.

Các quy định về quyền được giữ lại tên doanh nghiệp, con dấu, tài khoản và mã số thuế đã đăng ký chỉ áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đăng ký lại theo quy định của Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006.

Việc doanh nghiệp mua được kế thừa mã số thuế của doanh nghiệp bán thực hiện theo quy định tại Điểm 5 Mục IV Thông tu số 10/2006/TT-BTC ngày 14/2/2006 của Bộ Tài Chính về mã số đối tượng nộp thuế quy định khi có hợp đồng thoặc thỏa thuận về việc bán doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản, kèm theo hợp đồng mua bán doanh nghiệp, bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế và quyết toán thuế gửi cho cơ quan thuế. Mã số thuế của doanh nghiệp mua giữ nguyên là mã số của doanh nghiệp bán. Riêng trường hợp doanh nghiệp bán là doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp mua được cấp mã số thuế.

Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây quy định “vốn pháp định” của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp được ghi trong điều lệ doanh nghiệp (khoản 19 Điều 2). Theo đó, mọi doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài đểu phải đăng ký vốn pháp định và được quy định tại Giấy phép đầu tư.

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp (điều 170) và Luật Đầu tư (Điều 88), Doanh nghiệp đã được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài trước đây có thể đăng ký lại hoặc không đăng ký lại theo quy định tại Nghị Định 101/2006/NĐ-CP quy định về vốn pháp định ghi tại Giấy phép đầu tư được coi như quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Luật Doanh Nghiệp.

Khác với quy định về vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài, luật Doanh nghiệp quy định “vốn pháp định” là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp (khoản 2 Điều 7); theo đó, hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 16, khoản 4 các Điều 17, 18 và 19 quy định “Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối vơi doanh nghiệp kinh doanh nghành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định

Điều kiện về vốn pháp định theo pháp luật hiện hành

Hiện nay, điều kiện về vốn pháp định điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị Định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 và pháp luật chuyên ngành. Căn cứ để xác định ngành, nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện về vốn pháp định áp dụng theo quy định của Nghị Định 59/2006/ NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và quy định của luật chuyên ngành.

Đến thời điểm hiện nay, kinh doanh, đầu tư vào một số ngành nghề sau phải có vốn pháp định như:

Theo pháp luật về chứng khoán, các công ty sau phải có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ (Điều 62 Luật chứng khoán);

Công ty chứng khoán gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.

Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, gồm: quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

Theo pháp luật về kinh doanh dịch vụ bảo hiểm (Nghị định 42, 43/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001), mức vốn pháp định quy định đối với:

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 7 tỷ đồng hoặc 5 triệu USD;

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 140 tỷ đồng hoặc 10 triệu USD;

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng hoặc 300 nghìn USD;

Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính (Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001);

Kinh doanh bất động sản (Điều 8 Luật kinh doanh bất động sản).

Dịch vụ hàng không, bao gồm:

Kinh doanh cảng hàng không

Cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch theo Luật Du Lịch 2005

Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế

Dịch vụ lao động, bao gồm:

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động (Nghị định 81/2003/NĐ-CP);

Dịch vụ giới thiệu việc làm (Nghị định 19/2005/NĐ-CP);

Dịch vụ dạy nghề (thành lập trung tâm dạy nghề, thành lập trường trung cấp, cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài);

Hoạt động sản xuất phim;

Thành lập nhà xuất bản;

Sở giao dịch hàng hóa, thành viên môi giới và thành viên kinh doanh của sở giao dịch hàng hóa.

Các quy định pháp luật về chứng chỉ hành nghề

1.Khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện, trong đó bao gồm điều kiện về chứng chỉ hành nghề.

2.Điều 6 Nghị định 139/2007/N Đ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn về chứng chỉ hành nghề (đã quy định tại khoản 4 Điều 16, khoản 5 Điều 17, Khoản 5 Điều 18 và khoản 5 Điều 19 Luật Doanh Nghiệp), là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghệ nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân và xác nhận việc cá nhân đó có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định theo quy định của pháp luật.

Khoản 4 Điều 5 Nghị Định 88/2006/NĐ-CP quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng chứng chỉ hành nghề để đăng ký kinh doanh ở một doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh quy định của pháp luật.

Khoản 4 Điều 5 Nghị định 88/2006/NĐ-CP quy định mỗi cá nhân chỉ được sử dụng chứng chỉ hành nghề để đăng ký kinh doanh ở một doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh quy định phải có chứng chỉ hành nghề. 

Đối tượng phải nộp chứng chỉ hành nghề

Theo quy định về đầu mục hồ sơ liên quan đến chứng chỉ hành nghề (khoản 4 Điều 16, khoản 5 Điều 17, khoản 5 Điều 18 và khoản 5 Điều 19 của Luật Doanh nghiệp; các Điều 14, 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP), Điều 6 Nghị Định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn đối tượng phải nộp bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề theo quy định sau:

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp và người khác phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề:

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở  kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.

Một số quy định của pháp luật chuyên ngành về ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề chi theo 3 loại sau:

Loại yêu cầu Giám đốc (hoặc người đứng đầu doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề, ví dụ các loại chứng chỉ sau:

Chứng chỉ hành nghề kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trường hợp không được ủy quyền)

Chứng chỉ sản xuất, gia công, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

Chứng chỉ hành nghề xông hơi, khử trùng

Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh tư nhân

Chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân

Chứng chỉ hành nghề luật sư đối vơi văn phòng luật sư, công ty luật (dối với công ty TNHH một thành viên)

Loại ngành, nghề yêu cầu cả giám đốc và người khác (cán bộ quản lý) phải có chứng chỉ hành nghề, ví dụ các loại chứng chỉ sau:

Chứng chỉ kiểm toán viên

Chứng chỉ hành nghề luật sư đối với công ty luật hợp doanh

Loại ngành, nghề chỉ yêu cầu người khác phải có chứng chỉ hành nghề (không yêu cầu giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp), ví dụ các loại chứng chỉ sau:

Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y

Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

Chứng chỉ hành nghề kỹ sư

Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư

Chứng chỉ hành nghề luật sư – đối với công ty luật (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)

Chứng chỉ hành nghề dược

Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản

Chứng chỉ định giá bất động sản

Cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề

Pháp luật chuyên ngành quy định chi tiết về cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề, về điều kiện cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác

Đối với trường hợp Giám đốc bệnh viện, Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học, Đại học phải có chứng chỉ hành nghề theo điều kiện chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp theo loại hình nêu tại Câu 21 trên đây và quy định chi tiết tại pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Hỏi đáp về hoạt động đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp

dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Trường hợp trong cam kết đa phương và song phương có các hạn chế khác nhau đối với nhà đầu tư nước ngoài trong cùng một lĩnh vực thì nhà đầu tư được áp dụng quy định nào khi thực hiện hoạt động đầu tư?

Các cam kết của Việt Nam theo các Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định về quan hệ thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ, Hiệp định về tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản; các cam kết của Việt Nam với WTO và các cam kết đa phương khác đang có hiệu lực pháp luật.

Để đảm bảo thực hiện đúng, không vi phạm các cam kết quốc tế song phương và đa phương của Việt Nam nêu trên, trường hợp có sự khác nhau về cùng một vấn đề  theo các cam kết đa phương và các cam kết song phương, nhà đầu tư của quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký kết hiệp định song phương và đa phương với Việt Nam được lựa chọn điều kiện đầu tư thuận lợi nhất.

Áp dụng luật nào trong hoạt động đầu tư? 

 Theo quy định của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Khoản 2, Điều 3 quy định: “Trường hợp pháp luật Việt Nam được ban hành sau khi Việt Nam là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định thuận lợi hơn so với quy định của Điều ước Quốc tế đó thì nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt Nam”

Như vậy, nếu pháp luật Việt Nam có quy định mở hơn so với cam kết quốc tế thì nhà đầu tư có quyền áp dụng pháp luật trong nước

Hoạt động xây dựng trụ sở dạy học của Trường (đã được thành lập) có phải là phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo không?

Theo quy định tại Điều 29, Luật Đầu Tư về lĩnh vực đầu tư có điều kiện, điểm h có ghi dự án pháp triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, Theo quy định của Luật Đầu tư thì dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải thực hiện thủ tục thẩm tra.

Trường hợp dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh theo Luật Đầu tư thì theo quy định của Luật Đầu tư (Điều 29) và Phụ lục A Nghị định 108/2006/N Đ-CP ngày 22/9/2006, dự án đầu tư cơ sở hạ tần trường học thuộc lĩnh vực ữu đãi đầu tư và là dự án đầu tư có điều kiện cần thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư không nhằm mục đích kinh doanh, thì thực hiện theo quy định tại Nghị Định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và các quy định hiện hành về xã hội hóa giáo dục.

Đối với những ngành nghề, lĩnh vực quy định phải có giấy phép kinh doanh thì nhà đầu tư phải xin phép kinh doanh trước hay sau khi được cấp giấy Chứng nhận đầu tư?

Giấy phép kinh doanh là văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực cụ thể, các quy định về giấy phép kinh doanh (trong đó bao gồm cả các quy định về việc phải có Giấy phép kinh doanh trước hay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư) được điều chỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Các quy định về đầu tư mục hồ sơ đăng ký kinh doanh tại các Điều 16, 17, 18 và Điều 19 của Luật Doanh Nghiệp và các Điều 14, 15, 16 Nghị Định 88/2006/NĐ-CP theo từng loại hình doanh nghiệp không quy định theo đầu mục Giấy phép kinh doanh.

Theo đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp/tổ chức kinh tế triển khai các thủ tục thành lập doanh nghiệp để tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh/đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành, trong đó bao gồm cả thủ tục xin Giấy phép kinh doanh mà theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải có Giấy phép kinh doanh (Tra cứu theo phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP).

Thành lập doanh nghiệp phân phối của nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc các nước, vùng, lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam phải phù hợp với lộ trình đã cam kết theo quy định tại Luật Đầu tư 2005. Nghị định 108/2006/NĐ-CP các văn bản nêu tại câu 12 trên đây và các văn bản có liên quan.

Việc nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp phân phối đặc biệt lưu ý một số nội dung mà Việt Nam đã cam kết mở cửa (11/12 ngành với 110 phân ngành dịch vụ, bao gồm dịch vụ phân phối) như sau:

1.Một số hạn chế chặt trong cam kết mở cửa thị trường:

Một là: không mở cửa thị trường phân phối đối với 7 mặt hàng: (1) thuốc lá, xì gà, (2) sách, báo, tạp chí, băng video, (3) kim loại, đá quý, (4) SP dược, chấp gây nghiện, (5) thuốc nổ, (6) gạo, (7) đường mía.

Hai là: sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi măng… ta chỉ mở cửa sau 3 năm.

Ba là: hạn chế chặt khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (mở từ điểm bán lẻ thứ 2 trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể)

2.Đối với dịch vụ bán buôn, bán lể, đại lý:

Thành lập doanh nghiệp lĩnh vực phân phối:

Tại thời điểm gia nhập WTO: nhà cung cấp dịch vụ nươc ngoài được phép thành lập liên doanh với phần vốn góp không quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

Từ 1/1/2008: Được liên doanh không quá 51%

Từ 1/1/2009: không hạn chế về tỷ lệ góp vốn

Dịch vụ bán buôn, bán lẻ, đại lý:

Từ thời điểm gia nhập WTO: doanh nghiệp FDI kinh doanh dịch vụ phân phối được phép bán buôn, bán lẻ và làm đại lý bán tất cả các mặt hàng nhập khẩu hợp pháp hoặc sản xuất ở trong nước, trừ 11 mặt hàng sảu đây:

Xi măng

Lốp (trừ lốp máy bay)

Máy kéo

Động cơ xe máy

Ô tô

Xe máy

Thép

Thiết bị nghe nhìn

Rượu

Đồ uống có cồn

Phân bón

Từ 1/1/2009: được phép phân phối thêm 4 mặt hàng sau :

Máy kéo

Động cơ xe máy

Ô tô

Xe máy

Sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO: Doanh nghiệp FDI nói trên được phép phân phối tất cả các mặt hàng.

Việc lập điểm bán lẻ ngoài cơ sở ban đầu phải được xem xét từng trường hợp tùy thuộc nhu cầu và tình hình phát triển của thị trường.

3.Dịch vụ nhượng quyền thương mại:

Tại thời điểm gia nhập WTO – nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh với phần góp vốn không quá 49%

Từ 1/1/2008 – được liên doanh không quá 51%

Từ 1/1/2009 – không hạn chế về tỷ lệ góp vốn

Sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO được thành lập chi nhánh để kinh doanh dịch vụ nhượng quyền thương mại.

Hoạt động đầu tư mua lại khách sạn, nhà hàng để kinh doanh

Theo khoản 1, Điều 4, Luật kinh doanh bất động sản thì hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm kinh doanh dịch vụ bất động sản và kinh doanh bất động sản.

Khoản 2, Điều 4, Luật kinh doanh bất động sản quy định kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi

Khoản 3, Điều 4, Luật kinh doanh bất động sản quy định, Kinh doanh dịch vụ bất động sản là hoạt động hỗ trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi giời bất động sản, quy định giá bất động sản, sản giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đầu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản.

Đối chiếu với các quy định trên, việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mua lại khách sạn, nhà hàng để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, không nhằm mục đích bán hay thực hiện các giao dịch khác quy định tại Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản thì không thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

1.Theo Luật Doanh nghiệp, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp phải chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định (khoản 2, Điều 7).

Điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh/hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động/hoặc chứng chỉ hành nghề/hoặc chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp/hoặc yêu cầu xác nhận về vốn pháp định/hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/hoặc yêu cầu khác.

Hiện nay, điều kiện kinh doanh được quy định theo nhiều cách: hoặc điều kiện phải có trước khi đăng ký kinh doanh/hoặc điều kiện kinh doanh theo Giấy phép kinh doanh/hoặc điều kiện phải tuân thủ trong hoạt động kinh doanh (Ví dụ:  thiết bị, nhà xưởng, hoặc yêu cầu đối với vùng nguyên liệu, hoặc yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệp của người lao động…)

2.Việc xây dựng nhà xưởng ngành dệt, may để bán lại cho doanh nghiệp nếu là doah nghiệp trong nước thì không hạn chế về tỷ lệ, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua, nếu đã niêm yết thì tỷ lệ bán tối đa là 49%; tuy nhiên phải lưu ý tránh trường hợp bản rẻ là vi phạm “hộp đỏ”, do vậy phải thông qua thủ tục đấu giá. Đối với Khu Thương mại Lao Bảo không có ngoại lệ và cũng cần phù hợp nguyên tắc chung.

Căn cứ pháp lý để xác định lĩnh vực cấm đầu tư và ngành, nghề cấm kinh doanh

Theo pháp luật hiện hành, căn cứ pháp lý để xác định lĩnh vực cấm đầu tư và ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định sau:

1.Tại khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm.

Hiện nay, việc xác định ngành, nghề cụ thể cấm kinh doanh để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh áp dụng theo quy định hiện tại:

(i).Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/N Đ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương Mại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

(ii).Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2007/N Đ-CP ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp.

2.Tại Điều 30 của Luật Đầu tư quy định cấm các dự án đầu tư vào 4 lĩnh vực bị cấm hoạt động kinh doanh theo điều 7 Luật Doanh Nghiệp nêu tại khoản a trên đây, các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tê

Hiện nay, việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư xác định ngành, nghề bị cấm đầu tư căn cứ theo Danh mục 12 ngành, nghề thuộc 4 lĩnh vực cấm đầu tư tại phụ lục D ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

Lĩnh vực cấm đầu tư

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư (khoản 2 Điều 4), như vậy, hoạt động đầu tư nằm trong hoạt động kinh doanh, theo đó chịu điều chỉnh đối với ngành, nghề kinh doanh bị cấm đồng thời được điều chỉnh theo Luật Đầu Tư.

Luật Doanh nghiệp (Điều 7) quy định Doanh Nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại pháp luật về chuyên ngành, bao gồm cả pháp luật về đầu tư và Điều 4 Luật Đầu tư đã quy định nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Hình thức công ty TNHH theo luật doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập theo hình thức công ty TNHH (Điều 6 luật Đầu tư nước ngoài).

Tại Điều 6 Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định về việc đăng ký lại,chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài theo Luật Doanh Nghiệp. Luật Đầu tư, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây được đăng ký hoặc chuyển đổi theo các hình thức sau đây:

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO GIẤU PHÉP ĐẦU TƯ

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP SAU KHI ĐĂNG KÝ LẠI HOẶC CHUYỂN ĐỔI

  1. 1.     Theo thủ tục đăng ký lại
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có một chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên
–         Doanh nghiệp LD-         DN 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu Công ty TNHH có hai thành viên trở lên
  1. Theo thủ tục chuyển đổi
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có một chủ sở hữu Công ty TNHH hai thành viên trở lên
–         Doanh nghiêp LD-         DN 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên

Như vậy, về nguyên tắc, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thức công ty TNHH theo Luật đầu tư nước ngoài trước đây được xem là công ty TNHH theo luật doanh nghiệp hiện nay.

 Công ty TNHH theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây và doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo hình thức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp

Sự khác biệt của loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo luật đầu tư nước ngoài trước đây và Luật Doanh Nghiệp tại những nội dung sau:

  1. 1.     Điểm giống nhau:

a)     Việc phân định quyền lợi và trách nhiệm theo tỷ lệ vốn góp:

–         Theo Luật Đầu tư nước ngoài (Điều 6, Điều 15): các bên liên doanh hoặc các nhà đầu tư tham gia góp vốn chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn (trừ trường hợp có thỏa thuận khác quy định tại Hợp đồng liên doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp).

–         Theo luật Doanh Nghiệp (Điều 38, 63): các thành viên hoặc chủ sở hữu của công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp hoặc số vốn điều lệ của công ty.

b)    Không được phát hành cổ phần.

  1. Điểm khác nhau: Trong việc tổ chức quản lý doanh nghiệp:

a)     Theo Luật Đầu tư nước ngoài:

–         Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp (Điều 11 Luật ĐTNN)

–         Hình thức thông qua quyết định của HĐQT bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp HĐQT

–         Nguyên tắc quyết định của HĐQT (Điều 14 Luật ĐTNN)

Đối với những vấn đề quan trọng (bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám Đốc thứ nhất; sủa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí)

Đối với những vấn đề khác theo nguyên tắc đa số thành viên có mặt tại cuộc họp

b)    Theo Luật Doanh Nghiệp:

–         Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của Công Ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 47 Luật Doanh Nghiệp)

–         Hình thức thông qua quyết định của HĐTV:

ü Biểu quyết tại cuộc họp HĐTV

ü Lấy ý kiến bằng văn bản

ü Hoặc hình thức khác quy định tai Điều lệ công ty

–         Nguyên tắc quyết định của HĐTV (Điều 52 Luật Doanh Nghiệp)

ü Hình thức biểu quyết tại cuộc họp HĐTV đối với những vấn đề:

  1. Sử a đổi, bổ sung điều lệ
  2. Quyết định phương hướng phát triển
  3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức giám đốc hoặc Tổng Giám đốc
  4. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
  5. Tổ chức lại hoặc giải thể công ty;

Quyết định thông qua đối với từng trường hợp và theo nguyên tắc được ít nhất 65% tổng số vốn góp của thành viên dự họp chấp thuận quy định tại Điều lệ, trường hợp bán tài sản, sửa đổi điều lệ, tổ chức lại công ty đạt ít nhât 75% tổng số vốn góp của thành viên dự họp chấp thuận quy định tại điều lệ;

Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản phải được ít nhất 75% tổng số vốn điều lệ chấp thuận quy định tại điều lệ.

Cần lưu ý: kể từ 11/01/2007, những quy định (1) về số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp, (2) về hình thức thông qua quyết định và (3) về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định hoặc (4) về tỷ lệ đa số phiếu cần thiết để thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông do các bên tự thỏa thuận và quy định trong điều lệ công ty phù hợp cam kết của Việt Nam gia nhâp WTO

 

Thủ tục, đầu mục hồ sơ và địa điểm thực hiện thủ tục đầu tư

1.Về thủ tục đầu tư:

Dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới 15 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện không phải đăng ký đầu tư (Điều 42 và 43 Nghị định 108/2006/NĐ-CP)

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ đồng (kể cả dưới 15 tỷ đồng) và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện đều phải đăng ký đầu tư (Điều 44 Nghị định 108/2006/NĐ-CP)

2.Về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư”

Ngoài quy định chung tại Mục II Chương V Nghị định 108/2006/N Đ-CP về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư, đối với nhà đầu tư nước ngoài cón phải thực hiện quy định sau:

– Lần đầu đầu tư tại Việt Nam phải có dự án đầu tư

– Nộp bổ sung các hồ sơ quy định tại Mục IV của Chương V nghị định 108/2006/NĐ-CP

3.Về địa điểm thực hiện thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh:

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh hoặc ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT theo Điều 40 Nghị định 108/2006/NĐ-CP.

Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Điều 20 của Luật Doanh Nghiệp) và về đầu tư (Điều 50 luật đầu tư) , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cơ quan quản lý đầu tư cấp chứng nhận đầu tư và quản lý theo địa bàn thực hiện dự án đầu tư; theo đó, địa điểm thực hiện thủ tục được quy định như sau;

a)     Dự án đầu tư trong nước

–         Thực hiện các thủ tục về đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh

–         Thực hiện các thủ tục đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý KCN, KCX, KCNC, KKT.

b)    Dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Thực hiện các thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc Ban quản lý KCN, KCX, CCNC, KKT.