Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Câu hỏi: Tôi là Hiền. Qúy công ty cho tôi hỏi: Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì có thể được giải quyết bằng những phương thức nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Hợp đồng là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra các trường hợp mà quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm phạm, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Có thể nói, tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.

Hiện nay, trong thực tế, các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:

  • Thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
  • Hòa giải: Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • Thông qua Trọng tài: Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
  • Thông qua Tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà công ty luật SBLAW cùng các chuyên gia pháp lý có phần trao đổi về những điểm mới của luật cạnh tranh sửa đổi trong bản tin hội nhập kênh VTC10. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

 

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những nội dung cơ bản nào?

Câu hỏi: Bên tôi đang có dự định chuyển nhượng nhãn hiệu cho đối tác. Quý công ty cho tôi hỏi: Khi lập hợp đồng, bên tôi phải quy định những nội dung gì để tránh rủi ro?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng:

Khoản 2 Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản”.

Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được xác lập dưới hình thức văn bản.

Thứ hai, về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu:

Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Thứ ba, nội dung cơ bản của hợp đồng:

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

2. Căn cứ chuyển nhượng;

3. Giá chuyển nhượng;

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận một số điều khoản khác như:

– Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;

– Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;

– Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;

– Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;

– Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.

Lưu ý:

– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được xác định là thời điểm đã hoàn tất các thủ tục đăng ký hợp đồng tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp – Cục sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điểm 11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Hãy cùng chúng tôi nhìn nhận và xem xét vấn đề này qua chuyên mục Bạn và Pháp luật với sự tham gia của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty luật SB Law. Ông sẽ chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về loại tội phạm này cũng như vai trò, trách nhiệm trước pháp luật của người sử dụng văn bằng, giấy tờ giả. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ pháp lý tại Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện gì?

Câu hỏi: Tôi là Phụng. Bạn tôi là người nước ngoài (người Nhật Bản) muốn vào Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Xin hỏi: Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ pháp lý tại Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Theo WTO, FTAs, AFAS

a. Tổ chức luật sư nước ngoài (là tổ chức của luật sư hành nghề do một hoặc nhiều luật sư hoặc công luật nước ngoài thành lập ở nước ngoài dưới bất kỳ hình thức công ty thương mại nào, kể cả hãng luật, công ty luật TNHH, công ty luật cổ phần) được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

  • Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài.
  • Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài.
  • Công ty luật nước ngoài (là tổ chức do một hoặc nhiều tổ chức luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam với mục đích hành nghề luật ở Việt Nam).
  • Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
    Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn luật Việt Nam nếu luật sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.

b. Phạm vi hoạt động: tổ chức luật sư nước ngoài được phép cung cấp các loại hình dịch vụ pháp lý, ngoại trừ:

  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam;
  • Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.

2. Theo Pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh dịch vụ pháp lý tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a. Hình thức đầu tư

  • Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
  • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài.
  • Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh
  • Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.

b. Phạm vi hoạt động

  • Thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác.
  • Không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.
  • Không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp.

3. Nhà đầu tư nước ngoài: đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài.

Luật sư Trần Trung Kiên từ công ty luật SBLAW đã có phần chia sẻ những kiến thức quan trọng về khởi nghiệp trong khuôn khổ buổi đào tạo tại Topica Founder Institue. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

 

Muốn thành lập công ty thi công xây dựng công trình thì phải đáp ứng điều kiện gì?

Câu hỏi: Tôi là Độ. Hiện nay, tôi đang muốn thành lập một công ty thi công xây dựng công trình. Xin cho tôi hỏi: Bên tôi phải đáp ứng điều kiện gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Để kinh doanh ngành nghề này, các công ty phải đáp ứng điều kiện của Luật xây dựng đối với các chứng chỉ, giấy phép hành nghề vì đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, các công ty phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

*Điều kiện đối với công ty (tổ chức) thi công xây dựng công trình:

Theo quy định tại Điều 157 Luật xây dựng 2014 thì tổ chức được hành nghề thi công xây dựng công trình khi đáp ứng đủ ba điều kiện sau:

  • Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng;
  • Chỉ huy trưởng công trình có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp;
  • Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.

Đối với điều kiện đầu tiên, để xác định tổ chức có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình thì ta dựa vào chứng chỉ năng lực của tổ chức đó do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều kiện thứ hai cũng được quy định chi tiết tại Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

*Điều kiện về năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình:

Điều kiện có năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình:

Điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định điều kiện có năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được chia theo hạng công trình như sau:

Hạng I:

  • Có ít nhất 03 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng;
  • Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
  • Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
  • Có ít nhất 30 người công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;
  • Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại.

Hạng II:

  • Có ít nhất 02 người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng;
  • Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm;
  • Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
  • Có ít nhất 20 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại.

Hạng III:

  • Có ít nhất 1 (một) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng;
  • Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
  • Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
  • Có ít nhất 5 (năm) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Phạm vi hoạt động đối với từng hạng:

  • Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;
  • Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;
  • Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình:

Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được quy định chi tiết tại Chương III Thông tư số 17/2016/TT-BXD như sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực:
    • Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I
    • Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
  • Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực:

Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực gửi 01 bộ hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại phụ lục số 03 Thông tư 17/2016/TT-BXD;
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức; bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan và kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định tại Phụ lục số 04 Thông tư này kèm theo các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt, công nhân kỹ thuật (nếu có) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực và loại không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu đã thực hiện);
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản kê khai năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời Điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ.

Bước 2: Tổ chức đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức:

Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định tại Điều 22 Thông tư này trình Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực quyết định.

Thời gian đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực không quá 15 ngày đối với chứng chỉ năng lực hạng I; 10 ngày đối với Chứng chỉ năng lực hạng II và III kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đề nghị:

Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cấp chứng chỉ năng lực, Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục số 15 Thông tư này tới Bộ Xây dựng.

Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phát hành Mã số chứng chỉ năng lực, đồng thời thực hiện việc tích hợp thông tin để quản lý, tra cứu chứng chỉ năng lực và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Thông tư này.

Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường:

Điều 53 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

  • Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) côngtrình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
  • Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
  • Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần trao đổi với phóng viên kênh VOVTV về chủ đề Hành động làm dụng thương mại điện tử để lừa đảo. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

 

Tư vấn thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Câu hỏi: Tôi là Khang. Qúy công ty cho tôi hỏi: Muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải tiến hành những thủ tục gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Việc bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh so với những ngành nghề kinh doanh ban đầu tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp cũng là một nhu cầu tất yếu. Khi doanh nghiệp muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần lưu ý một số vấn đề sau.

Về hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (với nội dung bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh);
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) và của các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh); Quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
  • Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Văn bản ủy quyền (nếu có).

Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Nếu không thông báo, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Sau khi được phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày.

Việc đảm bảo đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật là do bản thân doanh nghiệp chủ động thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không cần phải nộp các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như trước đây).

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW có phần trao đổi về cách thức đòi nợ theo đúng quý định của pháp luật trong chương trình làm đúng hiểu đúng kênh truyền hình quốc hội. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

 

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho khách sạn tại Hà Nội

Câu hỏi: Tôi là Hưng, ở Hà Nội. Hiện tại, bên tôi đang có nhu cầu tìm kiếm một Công ty Luật chuyên nghiệp để tư vấn, hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho khách sạn tại Hà Nội. Xin vui lòng báo giá.

Luật sư tư vấn:

Trước hết, Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng (sau đây được gọi là Khách hàng”) đã quan tâm tới dịch vụ tư vấn pháp luật của SB Law. Chúng tôi hiểu rằng, hiện tại, Quý Khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm một Công ty Luật chuyên nghiệp để tư vấn, hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho khách sạn tại Hà Nội. Vì vậy, Chúng tôi hân hạnh gửi đến Quý Khách hàng bản Đề xuất Dịch vụ Tư vấn Pháp luật này để Quý Khách hàng xem xét và cân nhắc.

1. TƯ VẤN SƠ BỘ

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn là một trong những đối tượng phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
  • Bản thống kê các phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị.
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy chữa cháy.
  • Phương án chữa cháy.

Các tài liệu, thông tin khách hàng cần cung cấp để chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh của công
  • Hiện trạng mặt bằng khu vực sản xuất kinh
  • CMND của người đại diện pháp luật.
  • Danh sách nhân viên tham gia đội PCCC (tối thiểu 05 người)

2. THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC

2.1 THỜI GIAN THỰC HIỆN

Chúng tôi dự kiến đề hoàn thành công việc cần phải thực hiện các bước dưới đây với thời gian như sau:

a. Chuẩn bị hồ sơ: Chúng tôi sẽ thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ Quý Khách hàng. Khi nhận được thông tin và tài liệu cần thiết, Chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ dự thảo ban đầu được gửi cho Khách hàng để lấy ý kiến. Sau khi cập nhật hồ sơ theo ý kiến của Khách hàng, Chúng tôi sẽ lấy ý kiến sơ bộ của cơ quan có thẩm quyền và gửi hồ sơ hoàn hiện để ký. Chúng tôi dự kiến sẽ giai đoạn này sẽ được hoàn thành trong vòng 05 ngày làm việc.

b. Xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy: Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đã được ký và đóng dấu. Chúng tôi sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong vòng 25 đến 30 ngày làm việc, Khách hàng sẽ nhận được Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

Nhằm tránh hiểu nhầm, chúng tôi xác nhận rằng, thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị kéo dài hơn trên thực tế do cơ quan có thẩm quyền phải tham vấn ý kiến của các ban ngành, bộ liên quan trước khi cấp phép. Trong điều kiện đó, SB Law sẽ nỗ lực việc nhằm nhận được kết quả cấp phép trong thời gian sớm nhất.

2.2 PHẠM VI CÔNG VIỆC

Phạm vi công việc của SB Law bao gồm:

 

Mô tả phạm vi công việc
A.     Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng hiện có.

B.     Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, bao gồm:

§     Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy do khách hàng đề xuất.

§     Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC (điều kiện về biển cấm, biển báo, hệ thống chống sét, hệ thống báo cháy, chữa cháy, quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy,….)

§     Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp giấy chứng nhận PCCC.

§     Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.

§     Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.

C.     Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép:

§     Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết;

§     Soạn thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép bằng tiếng Việt;

§     Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

§     Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng;

§     Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

§     Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;

B.     Thủ tục cấp phép:

§     Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

§     Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

§     Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận được kết quả từ Cơ quan cấp phép.


3.PHÍ DỊCH VỤ

Phí dịch vụ cho việc thực hiện phạm vi công việc nêu ở Mục 2 là: 60.000.000 VNĐ (bằng chữ: Sáu mươi triệu đồng).

(Phí dịch vụ nếu trên chưa bao gồm 10% thuế VAT và tiền mua trang thiết bị phòng cháy chữa cháy).

Trong chuyên mục Tư vấn pháp luật, của chương trình Luật sư của doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLaw đã giới thiệu về thủ tục thành lập hộ kinh doanh và các vấn đề liên quan. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

Phải bảo vệ bí mật cá nhân của người được giám sát, giáo dục

Đây là một nguyên tắc được quy định tại Nghị định số 37/2018/NĐ-CP, được Chính Phủ ban hành ngày 10/3/2018 quy định chi tiết việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo đó, việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Bảo đảm mục tiêu phục hồi cho người được giám sát, giáo dục; nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật cho người được giám sát, giáo dục; phòng ngừa tái phạm;

– Tôn trọng nhân phẩm, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám sát, giáo dục; nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám sát, giáo dục;

– Bảo đảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, độ tuổi, giới tính, nhu cầu cá nhân và vì lợi ích tốt nhất của người được giám sát, giáo dục;

– Tôn trọng và bảo vệ bí mật cá nhân của người được giám sát, giáo dục;

– Bảo đảm sự tham gia của gia đình, nhà trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục.

Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự:

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục. Căn cứ vào tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, năng lực cán bộ và các điều kiện khác ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định danh sách người trực tiếp giám sát, giáo dục gồm từ 3 đến 5 người được lựa chọn trong số các cá nhân quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn cho người trực tiếp giám sát, giáo dục hoặc cử người trực tiếp giám sát, giáo dục tham gia các chương trình tập huấn thích hợp do cấp huyện hoặc cấp tỉnh tổ chức để thực hiện nhiệm vụ.

Công an xã, phường, thị trấn làm nhiệm vụ đầu mối, tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục tại địa phương.

Cán bộ, chiến sỹ công an, công an viên, công chức văn hóa – xã hội, công chức tư pháp – hộ tịch, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã, đại diện Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên hoặc người có uy tín trong cộng đồng dân cư có đạo đức tốt, có điều kiện, khả năng và kinh nghiệm trong việc giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật trực tiếp thực hiện việc giám sát, giáo dục theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đồng thời, nhà trường, gia đình và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phối hợp, hỗ trợ thực hiện việc giám sát, giáo dục.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành (ngày 10/3/2018).

 

 

Thêm cơ quan được thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh rượu

Ngày 22/2/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 22/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 299/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá.

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 299/2016/TT-BTC: “Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân quận, huyện có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép sản xuất thuốc lá theo quy định tại Điều 9, Điều 11 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 11, Điều 14, Điều 19 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này”.

Thông tư 22/2018/TT-BTC đã sửa đổi bổ sung quy định này như sau: “Tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này là: Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu, giấy phép sản xuất thuốc lá, theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu và Điều 11, Điều 14, Điều 19 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có)”.

Như vậy, với quy định mới này, bổ sung thêm cơ quan được thu phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp Giấy phép sản xuất rượu, thuốc lá là: Ủy ban nhân dân thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

Thông tư 22/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/4/2018.

Từ 03/4/2018, lãi suất vay mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 03/4/2018 về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong năm 2018 là 4,8%/năm (0,4%/tháng). Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở là đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở.

Các đối tượng trên được vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Định kỳ hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện sơ kết, đánh giá; đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lãi suất cho phù hợp.

Kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4: Tiếp sức cho những thay đổi -Phụ nữ với hoạt động đổi mới sáng tạo

Chiến dịch kỷ niệm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới năm nay tôn vinh tài năng, sự khéo léo, ham học hỏi và sự can đảm của phụ nữ – những người bằng lao động sáng tạo của mình đang thay đổi thế giới và định hình tương lai chung của chúng ta.

Mỗi ngày, nhờ phụ nữ mà những sáng chế mới lạ và những sáng tạo nâng cao chất lượng cuộc sống đã xuất hiện làm biến đổi cuộc sống của chúng ta và nâng cao tầm hiểu biết của con người trong các lĩnh vực từ vật lý thiên văn đến công nghệ nano, từ y học đến trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot.

Và trong lĩnh vực sáng tạo, dù trong ngành điện ảnh, phim hoạt hình, âm nhạc, thời trang, thiết kế, điêu khắc, khiêu vũ, văn học, nghệ thuật hay các lĩnh vực khác, phụ nữ đang tái hiện văn hoá, thách thức các giới hạn của nghệ thuật và hình thức biểu hiện sáng tạo, đưa chúng ta vào thế giới của những trải nghiệm và hiểu biết mới.

Những đóng góp đầy cảm hứng và quan trọng của vô vàn phụ nữ trên khắp thế giới đang tạo ra thay đổi trong thế giới của chúng ta. Thái độ “có thể làm được” của phụ nữ là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta. Và những thành tựu đáng ghi nhận của họ là di sản vô giá cho các em gái hôm nay đến với khát vọng trở thành các nhà sáng chế và chủ thể sáng tạo trong tương lai.

Hơn bao giờ hết, người phụ nữ đang đảm nhận vai trò lãnh đạo và có tiếng nói quyết định trong giới khoa học, công nghệ, kinh doanh và nghệ thuật. Đây là thông tin tốt đẹp. Với sự chung tay của phụ nữ và nam giới, chúng ta sẽ củng cố tiềm năng của nhân loại và nâng cao năng lực của chúng ta để làm phong phú nền văn hóa chung và tạo ra các giải pháp hiệu quả để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao sức khoẻ toàn cầu và bảo vệ môi trường.

Đã đến lúc chúng ta cùng suy ngẫm làm sao để càng ngày càng có nhiều phụ nữ và các em gái trên khắp thế giới tham gia vào hoạt động đổi mới và sáng tạo, cũng như tại sao điều đó lại quan trọng như vậy.

Chủ đề kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay là cơ hội để nêu bật cách thức mà hệ thống sở hữu trí tuệ có thể hỗ trợ những phụ nữ có tố chất đổi mới và sáng tạo (và thực ra là tất cả mọi người) trong nỗ lực tìm kiếm nhằm đưa những ý tưởng mới lạ của họ ra thị trường.

Hãy tham gia vào cuộc thảo luận bằng cách gõ từ khóa #worldipday và cho chúng tôi biết về các nhà sáng chế, sáng tạo nữ đang tạo ra sự thay đổi xung quanh chúng ta!

Nguồn: http://noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/(agntDisplayContent)?OpenAgent&UNID=7AE8905AEFBEB7FA4725825100083470

BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “BÌNH PHƯỚC” CHO SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU

Ngày 13 tháng 3 năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 673/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số  00066 cho sản phẩm hạt điều Bình Phước nổi tiếng. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Cây điều có nguồn gốc từ Braxin, du nhập vào miền Nam Việt Nam vào thế kỷ thứ 18, nhưng đến năm 1975, cây điều mới chính thức có tên trong danh mục cây trồng ở Bình Phước. Từ năm 1975, cây điều bắt đầu được trồng nhiều và trở thành cây “Xóa đói giảm nghèo” và làm giàu cho người nông dân, đặc biệt là người đồng bào Stiêng, Khmer ở khu vực miền núi của tỉnh Bình Phước. Đến nay, “Bình Phước” được mệnh danh là “thủ phủ điều” của Việt Nam. Sản phẩm đã được xuất khẩu đến 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước gồm có hạt điều nguyên liệu, hạt điều nhân, hạt điều rang muối.

Hạt điều nguyên liệu Bình Phước chắc, mẩy, cuống hạt phình to, bề mặt vỏ cứng sáng, mịn, bóng, lắc hạt ít kêu hoặc không kêu, thân hạt điều nguyên liệu dày, kích thước bề dày từ 14,5mm – 18mm, tỷ lệ nhân thành phẩm thu hồi không nhỏ hơn 30% tính theo khối lượng, số lượng không lớn hơn 200 hạt/kg, khối lượng hạt từ 5 g/hạt – 6 g/hạt.

Hạt điều nhân là phần thu được của hạt điều nguyên liệu sau khi gia nhiệt, tách vỏ cứng, sấy khô, bóc vỏ lụa và phân loại. Hạt điều nhân Bình Phước đồng màu, màu trắng, vàng nhạt hoặc ngà nhạt, nhân điều có dáng thẳng, phình ra 2 bên, bề dày từ 10,6 mm – 13,1 mm, bề mặt nhân nhẵn, mịn, bóng.

Hạt điều nhân Bình Phước có mùi thơm tự nhiên của hạt điều, không có mùi lạ, tỷ lệ số hạt đúng tiêu chuẩn không nhỏ hơn 95% về số lượng ở mỗi mức phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam về nhân hạt điều theo TCVN 4850, hàm lượng chất béo trong hạt điều nhân Bình Phước lớn hơn 40%về khối lượng và hàm lượng chất béo không bão hòa đơn lớn hơn 23%.

Hạt điều rang muối là phần nhân của hạt điều nguyên liệu có vỏ lụa hoặc không có vỏ lụa, được xử lý nhiệt bằng phương pháp rang và sử dụng muối làm chất phụ gia. Sản phẩm hạt điều rang muối có hai loại: có vỏ lụa hoặc không có vỏ lụa. Hạt điều rang muối Bình Phước có đặc điểm khi tách đôi nhân hạt điều thấy khe hở giữa nhỏ, không có muối đọng. Hàm lượng chất béo không nhỏ hơn 43%, hàm lượng carbohydrat lớn hơn 23%. Hàm lượng chất béo và hàm lượng carbohydrat cao lý giải cho đặc điểm hạt điều rang muối Bình Phước có vị ngọt, thơm, béo ngậy.

Những tính chất, chất lượng đặc thù của hạt điều Bình Phước có được là do điều kiện tự nhiên của khu vực địa lý phù hợp với sự phát triển của cây điều và kinh nghiệm đã được tích lũy qua quá trình canh tác, chế biến của người dân bản địa.

Khu vực địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa nên nền nhiệt cao quanh năm, là điều kiện thuận lợi cho cây điều phát triển tốt. Bên cạnh đó, đặc điểm độ ẩm không khí khác biệt giữa 2 mùa, mùa ẩm cao từ tháng 5 đến tháng 11, mùa ẩm thấp từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau đã tạo điều kiện cho cây điều phát triển và ra hoa, đậu trái. Lý do là tháng 12 là thời điểm cây điều bắt đầu phân hóa mầm hoa, độ ẩm không khí giảm xuống mức 60%-70%, nhiệt tăng kết hợp có nắng là điều kiện thuận lợi để cây điều phân hóa mầm hoa. Cây điều bắt đầu ra hoa từ tháng 1 và giai đoạn này thường kéo dài 85 ngày.  Trong giai đoạn nở hoa,cây điều yêu cầu thời tiết phải thật khô ráo, không mưa trong khoảng thời gian hơn 2 tháng. Nếu mưa lớn hoặc kéo dài thì tỷ lệ đậu quả không cao, chất lượng hạt kém. Chế độ phân bố lượng mưa của tỉnh Bình Phước khác biệt so với tỉnh Đồng Nai. Trong khi Bình Phước có mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 thì mùa mưa ở tỉnh Đồng Nai đến sớm từ tháng 4, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Đây là lý do khiến điều Đồng Nai thường có nhiều sâu, tỷ lệ thu hồi thấp và độ mẩy hạt không bằng điều Bình Phước.

Hạt điều tại tỉnh Bình Phước đã có lịch sử phát triển lâu dài. Với kinh nghiệm hơn 1/2 thế kỷ, người dân bản địa đã có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch hạt điều phù hợp với đặc tính cây trồng và điều kiện đất đai tại Bình Phước. Người dân Bình Phước chỉ nhân giống điều bằng phương pháp vô tính tại các cơ sở được cấp phép, đảm bảo tiêu chuẩn quy định về giống. Thời vụ trồng cây điều từ tháng 6 đến cuối tháng 7. Kinh nghiệm canh tác người trồng điều ở Bình Phước là chọn nhóm đất đỏ vàng, đất trồng nằm ở độ cao dưới 600m so với mặt nước biển, không bị úng hay nhiễm mặn. Hố trồng cây điều phải được chuẩn bị xong 1 tháng trước khi trồng.

Thời gian thu hoạch hạt điều Bình Phước từ tháng 2 đến tháng 6 và chậm nhất 03 ngày kể từ ngày quả rụng, người dân phải tiến hành thu hoạch.

Hạt điều Bình Phước được sơ chế bằng phương pháp hấp bão hòa. Phương pháp sơ chế này giúp giảm tỷ lệ hạt vỡ, giảm độc hại cho người lao động. Tại tỉnh Bình Phước, từ những hạt điều mới bóc vỏ cứng, còn nguyên vỏ lụa, bằng phương pháp rang củi truyền thống đã tạo ra hạt điều rang muối thơm ngon, giòn rụm.

Khu vực địa lý bao gồm: Xã Bù Gia Mập, xã Đăk Ơ, xã Đức Hạnh, xã Phú Văn, xã Đa Kia, xã Phước Minh, xã Bình Thắng và xã Phú Nghĩa thuộc huyện Bù Gia Mập; Xã Phú Riềng, xã Phú Trung, xã Bù Nho, xã Long Tân, xã Long Hà, xã Long Bình, xã  Long Hưng, xã Bình Sơn, xã Bình Tân, xã Phước Tân thuộc huyện Phú Riềng; Xã Phước Tín, xã Long Giang, phường Long Thủy, phường Thác Mơ, phường Sơn Giang, phường Long Phước, phường Phước Bình thuộc thị xã Phước Long; Xã Đường 10, xã Đăk Nhau, xã Phú Sơn, xã Thọ Sơn, xã Bình Minh, xã Bom Bo, xã Minh Hưng, xã Đoàn Kết, xã Đồng Nai, xã Đức Liễu, xã Thống Nhất, xã Nghĩa Trung, xã Nghĩa Bình, xã Đăng Hà, xã Phước Sơn và thị trấn Đức Phong thuộc huyện Bù Đăng; Xã Tân Thành, xã Tân Tiến, xã Thanh Hòa, xã Thiện Hưng, xã Phước Thiện, xã Hưng Phước và thị trấn Thanh Bình thuộc huyện Bù Đốp; Xã Thuận Lợi, xã Đồng Tâm, xã Tân Phước, xã Tân Hưng, xã Tân Lợi, xã Tân Lập, xã Tân Hòa, xã Thuận Phú, xã Đồng Tiến, xã Tân Tiến và thị trấn Tân Phú thuộc huyện Đồng Phú; Xã Lộc Hòa, xã Lộc An, xã Lộc Tấn, xã Lộc Thạnh, xã Lộc Hiệp, xã Lộc Thiện, xã Lộc Thịnh, xã Lộc Thuận, xã Lộc Quang, xã Lộc Phú, xã Lộc Thành, xã Lộc Thái, xã Lộc Điền, xã Lộc Hưng, xã Lộc Khánh và thị trấn Lộc Ninh thuộc huyện Lộc Ninh; Xã Thanh An, xã An Khương, xã Tân Hưng, xã Tân Lợi thuộc huyện Hớn Quản; Xã Quang Minh và xã Minh Lập thuộc huyện Chơn Thành; Xã Thanh Lương và xã Thanh Phú thuộc thị xã Bình Long; Xã Tân Thành, Xã Tiến Hưng, xã Tiến Thành, phường Tân Phú, phường Tân Đồng, phường Tân Bình, phường Tân Xuân, phường Tân Thiện thuộc thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Phòng Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế

Nguồn: http://noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/(agntDisplayContent)?OpenAgent&UNID=D68EE8485F1960154725825800169900

Đào móng nhà gây ảnh hưởng nhà hàng xóm, có phải bồi thường?

Câu hỏi: Nhà tôi xây dựng năm 2010. Hiện nay gia đình hàng xóm kế sát bên đào móng làm nhà nhưng hạ đất xuống xâu 1.5 so với móng nhà tôi hiện tại làm hở móng nhà tôi ra có nguy cơ bị bị nứt móng và đổ nhà. Hỏi như vậy nhà hàng xóm có phải chịu trách nhiệm kè trả lại móng nhà cho tôi không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Như vậy, khi gia đình hàng xóm đào móng để xây nhà thì họ có quyền sử dụng phần lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất hoặc theo giấy phép xây dựng đối với trường hợp bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, việc đào móng xây nhà không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất cũng như an toàn công trình lân cận.

Đồng thời, Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 quy định Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau:

“Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”.

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu phía bên gia đình hàng xóm có lỗi trong việc gây thiệt hại cho gia đình bạn phải bồi thường thiệt hại. Nếu gia đình họ không tự nguyện bồi thường thì gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi người đó đang sinh sống hiện tại để yêu cầu bồi thường thiệt hại.