Bảo hộ nhãn hiệu

517

1. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

–    Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở thực tiễn sử dụng mà không cần thủ tục đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, khi thực hiện quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ chứng minh quyền của mình bằng cách cung cấp chứng cứ khẳng định sự nổi tiếng của nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có liên quan.

–     Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng:

+  Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo

+   Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.

+ Doanh số từ việc bán hàng hóa cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, dịch vụ đã được cung cấp.

+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu

+ Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

+ Số lượng quốc gia  bảo hộ nhãn hiệu

+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng

+ Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đẩu tư của nhãn hiệu.

2. Bảo vệ nhãn hiệu đã đăng ký

–    Để bảo vệ nhãn hiệu đã đăng ký của mình, chủ sở hữu có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm (ví dụ: công nghệ chống làm hàng giả mạo nhãn hiệu) và cần có biện pháp theo dõ để phát hiện và ngăn chặn tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu đã đăng ký của mình.

–    Trong trường hợp nhãn hiệu bị xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiết hại, Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý hành xâm phạm như buộc chấm dứt hành xâm phạm, bồi thường thiệt hại, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử phạt hành chính hoặc truy cưú trách nhiệm hình sự

–     Chủ Sở hữu có thể kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

–     Chủ sở hữu có nghĩa vụ cung cấp thông tin, chứng cứ vè hành vi xâm phạm quyền cho các cơ quan bảo vệ pháp luật khi thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm.