Luật sư tư vấn sáng chế và giải pháp hữu ích

514

Khi nhà sáng chế có sáng chế hoặc giải pháp hữu ích muốn được bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ, SB Law – với tư cách là luật sư sáng chế, tư vấn về thủ tục đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích như sau:

1. Trình tự thủ tục đăng ký sáng chế

Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế tại Việt Nam thì đối tượng đăng ký cần đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

a. Tiêu chuẩn bảo hộ:

Có tính mới Có trình độ sáng tạo Có khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế

 

X

X

Giải pháp hữu ích

X

 

X

b. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ:

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.

 

c. Thời gian đăng ký:

Đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế/Giải pháp hữu ích sẽ trải qua các giai đoạn xét nghiệm như sau:

Thời gian

Nội dung xét nghiệm

Xét nghiệm hình thức

1-3 tháng kể từ ngày nộp đơn Xét nghiệm tính hợp lệ của đơn đăng ký sáng chế và các tài liệu kèm theo. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

Công bố đơn

 

19 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (Nếu không có yêu cầu công bố sớm) Công bố thông tin về sáng chế trên Công báo Sở hữu công nghiệp

Xét nghiệm nội dung

18 tháng kể từ ngày công bố hoặc từ ngày có yêu cầu. Xét nghiệm khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế.

 

d. Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký

–        Giấy uỷ quyền (soạn theo mẫu của SB);

–        Bản mô tả sáng chế hoặc thông tin liên quan đến sáng chế cần đăng ký (Sẽ được thông báo sau);

–        Tên và địa chỉ của:

+ Người nộp đơn

+ Tác giả sáng chế

Sau khi nhận được các tài liệu trên, chúng tôi sẽ soạn thảo, nộp đơn và các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

2. Phí đăng ký:

Phí đăng ký sáng chế phụ thuộc vào độ dài của bản mô tả và số yêu cầu bảo hộ độc lập, vì vậy, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phí bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích.