Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24-4-2014.

Thông tư số 31/2014 đã cụ thể hóa một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá được nêu trong Nghị định 109. Cụ thể:

– Báo cáo phục vụ công tác bình ổn giá là các báo cáo phải nộp theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá để phục vụ công tác bình ổn giá về: kết quả sản xuất, kinh doanh; số lượng, khối lượng hàng hóa tồn kho, hàng hóa hiện có; các yếu tố hình thành giá; giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; tình hình trích lập, sử dụng, số dư quỹ bình ổn giá; các thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác bình ổn giá.

– Tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định buộc trả lại cho khách hàng khi vi phạm là số tiền mà tổ chức, cá nhân có được do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quyết định; tiền chênh lệch được tính bằng chênh lệch giá do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá cụ thể hoặc mức giá tối đa hoặc mức giá tối đa của khung giá đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quyết định được tính cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ nhân với số lượng hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân đã bán, cung ứng.
– Hành vi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành là hành vi lập phương án giá: không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các căn cứ, nguyên tắc định giá; sử dụng không đúng, không đủ các số liệu, định mức kinh tế kỹ thuật để xây dựng các mức giá; không tính toán đúng các khoản mục chi phí, yếu tố hình thành giá theo quy định; phân bổ chi phí không theo hướng dẫn hiện hành (nếu có) đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; sử dụng các mức giá hàng hóa, dịch vụ tương tự để so sánh mà không bảo đảm các yếu tố so sánh theo quy định của phương pháp so sánh.

– Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ về các hành vi như tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá; vi phạm quy định đối với thẩm định viên về giá; vi phạm quy định đối với người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá; vi phạm đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá./.

Download văn bản đầy đủ tại  Thông tư số 312014TT-BTC

Thừa kế giữa con riêng với mẹ kế

Thừa kế giữa con riêng với mẹ kế

Hỏi:

Tôi và vợ đầu có 1 đứa con, khi nó 2 tuổi mẹ nó chết sau đó tôi kết hôn lần thứ 2, con tôi vẩn sống chung với chúng tôi, sau 20 năm thì vợ thứ 2 tôi bị bịnh mất mà không có con. Vậy đứa con riêng của tôi có được công nhận là con nuôi của vợ sau không? Có được quyền thừa kế tài sản riêng của vợ sau của tôi không?

Trả lời:

– Con riêng của chồng có được làm con nuôi vợ không?

Theo Luật nuôi con nuôi 2010 thì không có quy định  con riêng của chồng sẽ đuơng nhiên  trở thành con nuôi của vợ. Nếu vợ bạn muốn nhận con riêng của bạn là con nuôi thì vợ bạn phải  đáp ứng đủ những yêu cầu về luật định về việc nuôi con nuôi. Theo đó, theo quy định của Điểu 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về những điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi:

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên thì vợ bạn thuộc trường hợp mẹ kế nhận cỏn riêng của chồng làm con nuôi nên có 2 điều kiện trong quy định trên sẽ  không cần áp dụng, đó là điều kiện về Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và  có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Đồng thời, đối với con của bạn cũng cần có điều kiện để đuợc trở thành người được nhận làm con nuôi, theo quy định tại điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2010 thì  con bạn phải là người dứơi 18 tuổi.

Nếu vợ bạn và con của bạn đều có đủ những điều kiện trên của pháp luật thì vợ bạn và con riêng của bạn ra Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của vợ bạn hoặc con riêng của bạn làm thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi.

– Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế từ mẹ kế không?

Nếu vợ bạn và con rỉêng của bạn đã hoàn tất thủ tục nhận nuôi con nuôi, con riêng của bạn đã trở thành con nuôi của vợ bạn truớc khi vợ bạn mất thì nó hoàn toàn có được nhận thừa kế từ người vợ của bạn theo quy định về thừa kế giữa con nuôi và mẹ nuôi. Bên cạnh đó thì theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 thì con nuôi có quyền hưởng thừa kế như con đẻ, là người hưởng thừa kế theo pháp luật và thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bạn, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi , con đẻ của vợ thứ hai của bạn nếu những người đó còn sống và con riêng của bạn nếu là con nuôi. Những người thuộc cùng 1 hàng thừa kế thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế như nhau.

Còn nếu trong thời gian vợ bạn còn sống mà chưa làm thủ tục nhận nuôi con nuôi với con riêng của bạn thì con riêng của bạn sẽ không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật do vợ hai bạn để lại, trừ khi vợ bạn chết để lại di chúc có để lại di sản cho con riêng của bạn.

Tuy nhiên, nếu khi còn sống mà vợ hai của bạn và con riêng của bạn có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con  theo quy định tại Điều 679 Bộ luật dân sự năm  2005  thì con riêng của bạn cũng được quyền hưởng di sản thừa kế do vợ bạn để lại.

 

 

 

 

 

 

 

Các lĩnh vực nào được ưu đãi đầu tư?

Trả lời: 

Căn cứ vào Điều 27 Luật Đầu tư năm 2005, các lĩnh vực dưới đây được hưởng ưu đãi đầu tư, bao gồm:

1. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.

2. Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.

3. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.

4. Sử dụng nhiều lao động.

5. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.

6. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.

7. Phát triển ngành, nghề truyền thống.

8. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.

Các bạn có thể đọc Luật đầu tư đầy đủ tại Luật đầu tư

Có các hình thức đầu tư trực tiếp nào?

Căn cứ vào Điều 21 Luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp có những hình thức sau:

1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.

4. Đầu tư phát triển kinh doanh.

5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam theo quy định nào?

Trả lời :

Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, Nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo 3 trường hợp:

(i) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua một phần vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam;

(ii) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua toàn bộ vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam;

(iii) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hoạt động mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài phải lưu ý các quy định sau:

Một là, việc mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện theo quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;

Hai là, việc góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thực hiện các cam kết gia nhập WTO về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường;

Ba là, ngoài các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư , việc góp vốn, mua cổ phần phải áp dụng các quy định của pháp luật chuyên ngành/.

Ban hành Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng

Ngày 20/03/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định khi sử dụng tài khoản 105 để hạch toán giá trị kim loại, đá quý, TCTD phải phân biệt được vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ.

Trong đó, vàng tiền tệ là ngoại hối theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, hoặc vàng tiêu chuẩn quốc tế (vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng, có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận), là tài sản dự trữ thanh toán quốc tế và được coi như một loại ngoại tệ; vàng phi tiền tệ là vàng được mua với mục đích gia công, chế tác làm đồ trang sức và được coi như một loại vật tư, hàng hóa thông thường.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung thêm tài khoản dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình trạng biến động của các loại chứng khoán nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương hay tổ chức trong nước, nước ngoài phát hành mà TCTD đang đầu tư (tài khoản 16 – Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn). Việc hạch toán trên tài khoản này chỉ được thực hiện đối với các loại chứng khoán nợ (không hạch toán đối với các loại chứng khoán vốn); đồng thời, TCTD phải mở tài khoản chi tiết để phản ánh mệnh giá, giá trị chiết khấu và giá trị phụ trội của chứng khoán đầu tư. Thông tư cũng nhấn mạnh, việc lập dự phòng giảm giá đối với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu về sự giảm giá chứng khoán kéo dài hoặc có bằng chứng chắc chắn là TCTD khó có thể thu hồi đầy đủ khoản đầu tư. Đặc biệt, không thực hiện lập dự phòng giảm giá chứng khoán đối với những thay đổi giá trong ngắn hạn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014.

Hỏi về quy định sáp nhập doanh nghiệp, sáp nhập công ty?

Theo quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2005:

1. Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu có chứng chỉ hành nghề

Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu có chứng chỉ hành nghề bao gồm:

+   Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

+   Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;

+   Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;

+   Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy họach xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;

+   Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

+   Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật

+   Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;

+   Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải;

+   Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

+   Kinh doanh dịch vụ kế toán;

+   Dịch vụ môi giới bất động sản;

+   Dịch vụ định giá bất động sản;

+   Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản

Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định? Vốn pháp định trong mỗi ngành nghề là bao nhiêu?

Trả lời:

Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định bao gồm:

1.  Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)

+   Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng

+   Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

2.  Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)

+   Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng

+   Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng

3.  Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)

+   Công ty tài chính: 300 tỷ đồng

+   Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng

4.  Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007)

5.  Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007)

6.  Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)

7.  Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)

8.  Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 14 Luật điện ảnh)

9.  Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)

+   Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng

+   Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng

10. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)
+   Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng

+   Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng

11. Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)

+   Vận chuyển hàng không quốc tế:

–    Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng

–    Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng

–    Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng

+   Vận chuyển hàng không nội địa:

–    Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng

–   Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng

–    Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng

12 Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)

 

Những ngành nghề, dịch vụ nào bị cấm kinh doanh?

Thừa kế theo pháp luật

Trả lời:

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2010/ NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

1. Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm:

a) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;

b) Kinh doanh chất ma túy các loại;

c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);

d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;

đ) Kinh doanh các loại pháo;

e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;

g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;

h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, mua bán người;

i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức;

k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;

l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;

m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

n) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;

o) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;

p) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành.

Việc kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này trong một số trường hợp đặc biệt áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định chuyên ngành liên quan.

Download Nghị định 102/2010 tại  102_2010_ND-CP

Quy định pháp lý về Công ty TNHH một thành viên

Quy định pháp lý về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định từ Điều 63 đến Điều 76 Luật Doanh nghiệp năm 2005 với những vấn đề cơ bản như sau:

1. Khái niệm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

2.1. Quyền của chủ sở hữu công ty

Quyền của chủ sở hữu công ty là tổ chức:

a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;

c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty;

d) Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

đ) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

e) Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

g) Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

i) Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;

k) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

l) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

m) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

n) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

o) Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Quyền của chủ sở hữu công ty là cá nhân:

a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b) Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

c) Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

d) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

đ) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

e) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

g) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

2.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

– Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

– Tuân thủ Điều lệ công ty.

– Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.

Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

3. Cơ cấu tổ chức quản lý

3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức

1. Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp.

2. Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào.

3. Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền.

4. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

5. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

6. Chức năng, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên quy định tại các điều 68, 69, 70 và 71 của Luật Doanh nghiệp.

3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

2. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

3. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.

4. Vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

Từ 1/1/2015 cá nhân, tổ chức không làm thủ tục sang tên xe theo quy định sẽ bị xử phạt đến 4 triệu đồng

Ngày 13/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Đáng chú ý là quy định về mức xử phạt đối với các trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.

Theo đó, cá nhân, tổ chức không làm thủ tục sang tên xe theo quy định (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) sẽ bị xử phạt từ 100 nghìn đồng đến 4 triệu đồng.

Điểm b khoản 1 điều 30 quy định, chủ phương tiện là cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là mô tô, xe máy, các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng (mức phạt tương ứng gấp đôi đối với tổ chức). Quy định phạt này áp dụng từ 01/01/2017. Cùng hành vi này đối với xe ô tô, mức phạt với cá nhân từ 1 triệu đến 2 triệu đồng và gấp đôi đối với tổ chức. Cụ thể:

“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô”

“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô” (Khoản 4 Điều 30)

Nghị định nói trên được thay thế cho Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19.9.2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP. Nghị định 71 từng gây tranh cãi về việc đưa điều khoản phạt xe không sang tên đổi chủ có thể gây khó khăn cho người dân khi không tìm được chủ xe cũ.

Dù Nghị định 171 có hiệu lực từ 1.1.2014, nhưng việc áp dụng xử phạt không sang tên đổi chủ với xe ôtô sẽ được thực hiện từ ngày 1.1.2015, với xe gắn máy từ ngày 1.1.2017

Download Nghị định 171/2013 tại 171_2013_ND-CP_13221912