Lưu ý trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế

tu-van-luat-hinh-su

– Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc cho việc nộp đơn, cần phải cân nhắc khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chê/ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

+ Liệu đối tượng đăng ký có phải là giải pháp kỹ thuật hay không tức là có thể xếp nó vào một trong các dạng của sáng chế nêu tại điểm một trên đây hay không?

+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ nêu tại điểm một trên đây hay không?

+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ sáng chế hay không?

– Để đánh giá tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế, bạn cần tra cứu mọi nguồn thông tin có thể có – đặc biệt là thông tin sáng chế để tìm ra sáng chế có bản chất kỹ thuật gần nhất với đối tượng dự định đăng ký và so sánh với giải pháp kỹ thuật của bạn.

Bạn có thể tự mình hoặc sử dụng dịch vụ của Cục sở hữu trí tuệ để tra cứu thông tin về sáng chế từ các nguồn sau đây

+ Công báo sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.

+ Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế/ giải pháp hữu ích được lưu giữ tại cục sở hữu trí tuệ

+ Bản mô tả sáng chế của các quốc gia thu nhập và được lưu giữ tại trung tâm thông tin thuộc cục sở hữu trí tuệ.

– Để khẳng định có nên đăng ký sáng chế hay không, bạn cần cân nhắc khả năng đem lại lợi ích thật sự của bằng độc quyền

+ Liệu đối tượng dự định đăng ký sáng chế có tiềm năng thương mại hay không?

+ Bản thân bạn có khả năng hoặc có ai sẵn sàng áp dụng đối tượng dự định đăng ký hay không?

+ Việc áp dụng đó có mang lại lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế hay không?

+ Liệu có đáng phải đánh đổi bí mật về đối tượng dự định đăng ký để lấy khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế/bằng độc quyền giải pháp hữu ích hay không? Để có thể dành được độc quyền khai thác đối tượng đăng ký bạn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của đối tượng đó. Trong khi đó, nếu bạn có thể giữ được đối tượng trong vòng bí mật ngày cả khi sản phẩm chứa đối tượng đó được lưu hành công khai thì bạn vẫn chiếm được ưu thế cạnh tranh so với những ai không có bí mật đó.

Người có quyền đăng ký sáng chế

– Những người sau đây có quyền đăng ký sáng chế

+ Tác giả (tức là người trực tiếp tạo ra sáng chế bằng trí tuệ), nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất để tạo ra sáng chế; hoặc

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, nếu sáng chế được tạo ra do tác giả sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất đó; hoặc

+ Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thuê với tác giả, nếu sáng chế được tạo ra do thực hiện hợp đồng thuê việc và trong hợp đồng thuê việc không có thỏa thuận khác; hoặc

+ Tổ chức nơi tác giả làm việc, nếu sáng chế được tác giả tạo ra do thực hiện nhiệm vụ của tổ chức được giao.

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký có thể chuyển giao hoặc để thừa kế quyền đăng ký cho tổ chức cá nhân khác.

Ý nghĩa của việc đăng ký sáng chế

– Đăng ký sáng chế là thủ tục hành chính do Cục sở hữu trí tuệ tiến hành để xác định quyền sở hữu của chủ thể nhất định đối với sáng chế

– Hình thức đăng ký sáng chế là ghi nhận sáng chế và chủ sở hữu vào Số đăng ký quốc gia về sáng chế và cấp Bằng độc quyền sáng chế/ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho chủ sở hữu

– Sáng chế được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn đăng ký sáng chế nộp cho Cục sở hữu trí tuệ căn cứ vào các quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn

– Quyền sở hữu đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký. Chủ sở hữu sáng chế đã đăng ký được pháp luật bảo đảm độc quyền khai thác sáng chế nhằm mục đích thương mại trong thời gian bảo hộ (20 năm đối với sáng chế được cấp bằng sáng chế và 10 năm đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích). Trong thời gian đó, bất kỳ người thứ ba nào khai thác sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Khái quát chung về sáng chế

– Sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra

– Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề

– Sáng chế có thể được thể hiện dưới dạng sản phẩm (cơ cấu, chất, vật liệu) hoặc quy trình (phương pháp)

+ Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ: công cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác…

+ Chất là tập hợp các sản phẩm có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trương bởi sự hiện diện của một chức năng nhất định, ví dụ: công cụ, máy móc, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác…

+ Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc tái tạo trong hệ thống sinh học, ví dụ như tế bào, gen, cây chuyển gen

+ Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định, ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý khai thác,đo đạc, thăm dò…

– Sáng chế là thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người, vì vậy nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền con người trực tiếp tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế.

– Sáng chế được bảo hộ là những giải pháp kỹ thuật đáp ứng điều kiện bảo hộ nhất định.

+ Các điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cáp bằng độc quyền sáng chế, có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp

+ Các điều kiện để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích. Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng công nghiệp và không phải là hiểu biết thông thường.

– Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế:

+ Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học

+ Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính.

+ Cách thức thể hiện thông tin

+ Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ

+ Giống thực vật, giống động vật.

+ Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh

+ Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật

+ Những sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng,có hại cho quốc phòng, an ninh đề không được bảo hộ.

Thẩm quyền và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

–         Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

–         Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đó.

–         Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan.

–         Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

2. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm kiến trúc

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm kiến trúc

a)     Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

b)    Biên bản giao việc trong trường hợp tác phẩm tạo hình tạo ra trên cơ sở giao việc

c)     Giấy uỷ quyền nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền

d)    Bản sao tác phẩm cần đăng ký (2 bản) và giải trình về tác phẩm (2 bản)

e)     Biên bản cam đoan của tác giả

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình

Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm tạo hình bao gồm:

a)     Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình

b)    Giấy uỷ quyền nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền

c)     Biên bản giao việc trong trường hợp tác phẩm tạo hình tạo ra trên cơ sở giao việc

d)    Bản sao tác phẩm cần đăng ký (2 bản) và giải trình về tác phẩm (2 bản)

e)     Biên bản cam đoan của tác giả

 

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm:

a)     Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

b)    Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền

c)     Biên bản cam đoan của tác giả

d)    Biên bản giao việc trong trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tạo ra trên cơ sở giao việc

e)     Giấy uỷ quyền nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền

f)      Tác phẩm cần đăng ký (2 bản) và giải trình về tác phẩm (2 bản)

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật SHTT cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật SHTT.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a)     Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

b)    Căn cứ chuyển nhượng;

c)     Giá, phương thức thanh toán;

d)    Quyền và nghĩa vụ của các bên;

e)     Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Hành vi nào bị coi là xâm phạm các quyền liên quan

Những hành vi sau bị coi là xâm phạm quyền liên quan:

  1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  4. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
  5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  6. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
  7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
  8. Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
  9. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

10. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như sau:

Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Thời hạn bảo hộ quy định ở trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.