Thủ tục khởi kiện vụ án lao động

I. NHỮNG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN (Điều 31 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011)

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hoà giải không thành hoặc không hoà giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết.

3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.

II. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

1. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau (Điều 167 Bộ Luật lao động)

a. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động sau:

– Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

b. Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.

c. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

d. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác.

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm (Điều 171a Bộ luật lao động).

 III. TÒA ÁN NƠI NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN

1. Thẩm quyền Tòa án theo cấp

a. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân.

b. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết:

+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền.

+ Tranh chấp lao động cá nhân mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.

2. Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động.

3. Thẩm quyền Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

– Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

– Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

– Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

* Chú ý: Điều 32a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (năm 2011) còn quy định thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức nh­ sau:

“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, ng­ời có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đ­ơng sự trong vụ việc dan sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Trong tr­ờng hợp này, cơ quan, tổ chức, ng­ời có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.

2. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu hủy quy định tại khoản 1 Điều này, thì quyết định cá biệt đó được Tòa án xem xét trong cùng vụ việc dân sự. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó đ­ợc xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành chính”.

IV. HỒ SƠ KHỞI KIỆN

Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);

– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…

– Biên bản hòa giải không thành của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền (nếu có).

– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

* Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối

V. ÁN PHÍ

1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm

– Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.

– Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người; nếu các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

– Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người; nếu các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

– Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án lao động không có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức án phí dân sự sơ thẩm; trong vụ án lao động có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết.

2. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa  án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

 3. Các trường hợp được miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí sơ thẩm:

 + Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí đối với người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

+ Người có khó khăn về kinh tế được Ủy  ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Tòa án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, án phí, tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án.

– Mức tiền được miễn không được vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp. 

4. Mức án phí sơ thẩm

a. Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm đối với các vụ án lao động không có giá ngạch là 200.000 đồng

b. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp lao động có giá ngạch:

Giá trị tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

3% của giá trị tranh chấp, nhưng không dưới 200.000 đồng

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 2.000.000.000 đồng

44.000.000 đồng + 0,1% của phần
giá trị có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

 

VI. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT

– Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án lao động là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 01 tháng.

– Thời hạn mở phiên tòa là 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.

Khởi kiện vụ án ly hôn

Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (vụ án hôn nhân và gia đình):

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;

5. Tranh chấp về cấp dưỡng;

6. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.  

Các yêu cầu về hôn nhân và gia đình sau thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

3. Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

6. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

7. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

Hồ sơ khởi kiện ly hôn bao gồm:

  1. Đơn xin ly hôn

Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn do cả hai vợ chồng cùng ký, trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó;

2.  CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

3.  Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực);

4.  Giấy khai sinh con, nếu có con (bản sao có chứng thực);

5.   Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);

6.  Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu;

7. Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.

THỜI HẠN GIẢI QUYẾT

Thời gian xét xử:

– Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

– Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

– Nếu thuận tình ly hôn, thời gian sẽ ngắn hơn. (Điều 179 Bộ Luật tố tụng dân sự)

Thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp

I. Trình tự thu thuế

1. Thẩm quyền của Tòa án

–   Tòa án nhân dân  cấp tỉnh  nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

–   Tòa án nhân dân cấp huyện, nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. 

2. Những người có quyền nộp đơn

–   Chủ nợ.

–   Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động.

–   Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.

–   Các cổ đông công ty cổ phần.

–   Thành viên hợp danh công ty hợp danh.

 3. Những người có nghĩa vụ nộp đơn

– Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

II.Hồ sơ cần thiết

1.  Người nộp đơn là chủ nợ

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;

đ) Quá trình đòi nợ;

e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản 

2.  Người nộp đơn là người lao động

2.1. Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải được quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.

2.2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của người làm đơn;

c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

d) Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động;

đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3.  Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản

3.1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

3.2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3.3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.

3.4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;

b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;

d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

đ) Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;

e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

g) Những tài liệu khác mà Tòa án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

4. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

–   Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

–   Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đuợc thực hiện như mục III trên đây.

 5. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần

–   Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn đ­ược thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành đ­ược đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.

–   Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e.

 6. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh 

1. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.

 2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đ­ợc thực hiện như mục III.

III.Thời gian giải quyết

–   Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ.

–   Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

–   Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày Tòa án niêm yết.

–   Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khóa sổ danh sách chủ nợ.

IV. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ

–  Trụ sở Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết;

–   Hoặc có thể gửi hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án qua đường bưu điện.

Thủ tục cưỡng chế thi hành án

Thủ tục cưỡng chế thi hành án

– Trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ, Văn phòng Thừa phát lại phải lập kế hoạch cưỡng chế; có văn bản gửi Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh;

– Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh xem xét, ra quyết định cưỡng chế thi hành án và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thi hành án.

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Cục Thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cưỡng chế thi hành án;

– Kế hoạch cưỡng chế.

– Hồ sơ thi hành án.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của văn phòng Thừa phát lại.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức (Văn phòng Thừa phát)

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thi hành án.

Đề nghị định giá tài sản thi hành án

– Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản;

– Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên để xác định giá hoặc tự xác định giá theo thẩm quyền (Chấp hành viên xác định giá đối với tài sản kê biên có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, sản phẩm cùng loại chưa qua sử dụng có giá bán trên thị trường không quá 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan trước khi xác định giá của tài sản kê biên.

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

– Văn bản hoặc biên bản về việc yêu cầu định giá lại tài sản

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên để xác định giá; nếu không ký được hợp đồng thì tự xác định giá theo thẩm quyền

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền

 

 

Đình chỉ thi hành án

Người được thi hành án gửi văn bản từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo bản án, quyết định tới cơ quan

thi  hành án dân sự có thẩm quyền thi hành.

– Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án.

Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

– Quyết định thi hành án;

-Văn bản từ bỏ quyền và lợi ích của người được thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đình chỉ thi hành án.

Lệ phí (nếu có): không.

 

 

Áp dụng biện pháp bảo đảm

Người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm có văn bản đề nghị  Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án;

Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật (Phong tỏa tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản).

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phong tỏa tài khỏan, biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ ; quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

Yêu cầu thi hành bản án dân sự

– Đương sự nộp đơn yêu cầu thi hành án hoặc trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền theo giải thích của Tòa án về quyền yêu cầu thi hành án khi đương sự nhận bản án, quyết định của Tòa án.

– Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền nhận đơn hoặc lập biên bản về các nội dung yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án và gửi quyết định thi hành án cho các đương sự; tiến hành các thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật: thông báo tự nguyện cho đương sự; xác minh điều kiện thi hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án và xử lý tài sản; thanh toán tiền thi hành án hoặc giao tài sản; thu phí thi hành án.

– Người được thi hành án nhận tiền hoặc tài sản thi hành án và nộp phí thi hành án.

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính

Thành phần hồ sơ:

– Đơn yêu cầu thi hành án hoặc biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án;

– Bản án, quyết định được thi hành (bản chính), đối với bản án, quyết định của tòa án thì có ghi “để thi hành”

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án và tiến hành các trình tự thi hành án theo quy định của pháp luật

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (cấp tỉnh hoặc cấp huyện).

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Các quyết định về thi hành án dân sự

Lệ phí (nếu có): phí thi hành án (tính theo giá trị tài sản mà người được thi hành án nhận được)

Thủ tục xóa án tích

Theo quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 Bộ luật Hình sự, người bị kết án được xóa án tích và được coi như chưa bị kết án trong những trường hợp sau đây:

1.Đương nhiên xóa án tích đối với:

– Người được miễn hình phạt.

– Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXIV (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), nếu từ khi chấp hành xong bản án (xong về hình phạt và các khoản dân sự bồi thường khác) hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau:

·         Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo;

·         Ba năm trong trường hợp phạt tù đến ba năm.

·         Năm năm trong trường hợp phạt tù trên ba năm đến mười lăm năm;

·         Bảy năm trong trường hợp phạt tù trên mười lăm năm.

2. Xóa án tích theo quyết định của tòa án:

Tòa án quyết định xóa án tích đối với những người bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV Bộ luật Hình sự, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án, trong các trường hợp sau đây:

·         Đã bị phạt tù ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

·         Đã bị phạt tù trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành án.

·         Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành án.

3. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt:

Trong trường hợp người bị kết án có những tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn quy định.

  • Hồ sơ cần thiết:

Khi người bị kết án đương nhiên xóa án tích, nếu cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì làm đơn, kèm các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp, giấy xác nhận của thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt, giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Thành phố, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành công an), bản sao hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân.

Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, ngoài các loại tài liệu như trên, phải có văn bản đề nghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác.

Thủ tục hoãn thi hành hình phạt

Người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Hình sự, Tòa án có thể cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong những trường hợp sau đây:

·         Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe phục hồi;

·         Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

·         Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

·         Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.

Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt tù lại phạm tội mới, thì tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt.

Khi có một trong số trường hợp nêu trên, người bị kết án có yêu cầu hoãn chấp hành hình phạt tù, thì làm đơn, đính kèm các tài liệu sau:

+ Chứng minh nhân dân,

+ Bản sao hộ khẩu, các tài liệu về mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi,bệnh nặng, lao động duy nhất.

Chú ý: Lao động duy nhất cần được hiểu là chỉ có người bị kết án là người đang trong độ tuổi lao động ( không phải là lao động chính).

Người phải thi hành án bị ốm nặng hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định hoặc được người được thi hành án đồng ý cho hoãn thi hành án có đơn xin hoãn thi hành án

– Cơ quan Thi hành án dân sự thụ lý đơn và ra quyết định hoãn thi hành án.

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

– Đơn yêu cầu  hoãn thi hành án;

– Xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên về việc người phải thi hành án ốm nặng;

– Tài liệu thể hiện lý do chính đáng hoặc văn bản (biên bản) thể hiện việc người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Sao lúc bản án và quyết định của tòa án

Người bị kết án, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án do tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, nếu có nhu cầu sao lục các bản án, quyết định của Tòa Án thì làm đơn gởi đến tòa án để được cấp các bản sao.

Trong đơn cần ghi rõ tên vụ án, số và ngày bản án hoặc quyết định và nói rõ mục đích sao lục bản án.

Hồ sơ cần thiết để sao lúc bản án và quyết định của tòa án

– Đơn sao lục

– Bản sao giấy CMND

Người bị kết án, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án do tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, nếu có nhu cầu sao lục các bản án, quyết định của Tòa Án thì làm đơn gởi đến tòa án để được cấp các bản sao.

Trong đơn cần ghi rõ tên vụ án, số và ngày bản án hoặc quyết định và nói rõ mục đích sao lục bản án.

Hồ sơ cần thiết để sao lúc bản án và quyết định của tòa án .

– Đơn sao lục

– Bản sao giấy CMND.

Mô hình nhượng quyền thương mạị(franchise) cho nhà hàng

Franchise là một mô hình kinh doanh đang bùng nổ tại Việt Nam và đặc biệt đang phát triển trong lĩnh vực nhà hàng, đặc biệt là nhà hàng fast food (đồ ăn nhanh).

Trong quá trình tư vấn luật, luật sư của SB Law nhận được nhiều câu hỏi của nhà đầu tư về vấn đề franchise trong lĩnh vực nhà hàng. Sau đây là một câu hỏi phổ biến:

Nhà đầu tư hỏi:

Chúng tôi là doanh nghiệp Việt Nam, mong muốn đối tác Hoa Kỳ trợ giúp để kinh doanh mô hình nhà hàng giống như của họ tại Việt Nam, từ cách bố trí nhà hàng, thực đơn, phong cách phục vụ, công thức chế biến.

Luật sư có thể vui lòng tư vấn cho chúng tôi về vấn đề này được không?

Luật sư trả lời:

Giao dịch theo dự kiến như mô tả của Quý công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam là hoạt động nhượng quyền thương mại (franchise) từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó, phía đối tác Hoa Kỳ là bên nhượng quyền và phía Quý công tylà bên nhận quyền.

Để có thể thực hiện được giao dịch này cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Quý Công ty, hai Bên phải tiến hành ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Các luật sư của SB Law bằng kinh nghiệm và khả năng của mình có thể hỗ trợ công ty bạn trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng franchise.

Trước khi ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại và phía Việt Nam triển khai hoạt động kinh doanh theo mô hình được nhượng quyền, phía đối tác Hoa Kỳ phải tiến hành thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam tại Bộ Công thương Việt Nam

Việc đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam có thể được hoàn tất trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật sư của SB Law cũng có thể hỗ trợ nhà đầu tư đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ Nước ngoài vào Việt Nam.