Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ – CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các cơ quan sau đây có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

1. Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

2. Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm về đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

3. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm sau đây:

a) Hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại thị trường trong nước trong việc:

+ Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý;

+ Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.

b) Hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước, đối với các hành vi:

+ Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

+ Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra;

+ Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;

+ Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

4. Hải quan có thẩm quyền xử phạt trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa đối với hành vi:

– Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

– Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra

– Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí

– Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp

– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý

– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo

– Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

5. Công an có thẩm quyền xử phạt hành vi:

– Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra;

– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý;

– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương.

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, thay thế Nghị định 97/2010/NĐ-CP, là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.

Theo Nghị định, có 10 nhóm hành vi bị coi là vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. 10 nhóm hành vi vi phạm này được chia thành hai Mục, cụ thể như sau:

MỤC 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

– Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;

– Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

– Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp;

– Vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp;

– Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

MỤC 2. XÂM PHẠM QUYỀN VÀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

– Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí;

– Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;

– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý;

– Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

– Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Đối với từng nhóm hành vi vi phạm, Nghị định quy định chi tiết nội dung và mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm. Các vi phạm phải chịu hình thức xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức tăng gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và rượu là cần thiết.

Đó là lời khẳng định của luật sư Nguyễn Thanh Hà trong bài phỏng vấn kênh truyền hình VITV.

Trong buổi trả lời phỏng vấn, luật sư Nguyễn Thanh Hà, luật sư của SB Law đã trao đổi về mục tiêu của việc áp dụng thuế tiêu thu đặc biệt và ủng hộ việc quốc hội đang xem xét sửa đổi luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và thuốc lá.

Việc tăng thuế suất với 2 mặt hàng này sẽ góp phần hạn chế tiêu dùng và tránh được các hậu quả xấu cho xã hội như vấn đề tai nạn giao thông, vấn đề ung thư và sức khỏe của người dân.

Bên cạnh đó, luật sư Nguyễn Thanh Hà cũng đề xuất bên cạnh công cụ thuế, nhà nước cũng cần áp dụng các công cụ khác như chống buôn lậu hiệu quả.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà gửi lời chúc tới Kênh truyền hình VITV nhân dịp 5 năm thành lập.

Nhân dịp sinh nhật kênh truyền hình VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, một cộng tác viên thường xuyên và tích cực của kênh đã có những chia sẻ và chúc mừng đối với sự trưởng thành và lớn mạnh của kênh.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung buổi chia sẻ.

BTV: Ông có đánh giá thế nào về sự thay đổi của VITV sau 5 năm lên sóng chính thức (2009 – 2014)?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Là một khán giả thường xuyên của các kênh truyền hình nước ngoài về tài chính, ngân hàng, kinh doanh như CNBC, Bloomberg, tôi nhận thấy những kênh truyền hình này rất hay và bổ ích, mang lại những thông tin bổ ích và theo thời gian thực đối với tình hình tài chính thế giới. Tôi mong ước đến một ngày nào đó, Việt Nam cũng sẽ có một  kênh truyền hình dành cho giới doanh nhân Việt.

Và đến năm 2009, kênh truyền hình VITV đã ra đời, đây là một kênh truyền hình mang lại những thông tin bổ ích cho giới doanh nhân.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trong buổi phỏng vấn
Luật sư Nguyễn Thanh Hà trong buổi phỏng vấn

Trong 5 năm qua, kênh đã không ngừng phát triển và phủ sóng rất rộng, cả ở trên mạng Internet, truyền hình cáp, truyền hình trả tiền, đây là một kênh thông tin quan trọng cho nhà đầu tư.

Kênh cũng có những chuyên mục đặc sắc và rất hay, như Tâm Chấn, Luật sư doanh nghiệp.

Về những điểm hạn chế, tôi cho rằng Kênh nên đầu tư hệ thống kỹ thuật hơn nữa nhằm phát theo chuẩn HD, là một chuẩn thông tin mà giới doanh nhân ưa thích.

Cần có nhiều thông tin hơn nữa, đặc biệt là có các chuyên mục giúp các doanh nghiệp xử lý khủng hoảng về mặt truyền thông.

BTV: Chương trình  nào của VITV được anh quan tâm nhất?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Là một luật sư, tôi quan tâm nhất tới Chương trình Luật sư doanh nghiệp, đây là một chương trình hay, lần đầu tiên đưa được tiếng nói của các luật sư đối với những vấn đề pháp lý nóng của doanh nghiệp. Khi xem chương trình, các doanh nhân sẽ hiểu thêm về pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh doanh và giúp họ tránh được những rủi ro trong kinh doanh.

BTV: Lời chúc cho chặng đường 5 năm tiếp theo của VITV?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Tôi chúc VITV sẽ kinh doanh thành công, doanh thu tốt, tiếp tục thu hút nhân tài và trở thành một kênh truyền hình không thể thiếu của giới doanh nhân Việt.

BTV: Xin chân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà có buổi thuyết trình tại Câu lạc bộ luật sư Việt Nam

Ngày 10 tháng 3 năm 2014 tại Câu lạc Bộ Luật Sư Việt Nam thuộc Học Viên Tư Pháp, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch, luật sư điều hành SB Law đã có buổi thuyết trình về luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cho các thành viên câu lạc bộ. Tại buổi thuyết trình, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã đưa ra các tình huống thực tế về sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong lĩnh vực xác lập quyền, bảo hộ quyền, xử lý vi phạm nhãn hiệu.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà chụp ảnh cùng các thành viên CLB Luật sư Việt Nam
Luật sư Nguyễn Thanh Hà chụp ảnh cùng các thành viên CLB Luật sư Việt Nam

Các thành viên câu lạc bộ đã thảo luận sôi nổi các tình huống đặt ra và đưa ra các câu hỏi để làm rõ thêm các vấn đề liên quan. Buổi tọa đàm đã diễn ra trong không khí sôi nổi nhưng cũng rất khoa học. Với buổi thuyết trình này, các thành viên câu lạc bộ có thêm những thông tin bổ ích về sở hữu trí tuệ Việt Nam, bổ sung kiến thức thực tiễn trong quá trình hành nghề.

SB Law chào đón các luật sư mới

Nhằm nâng cao chất lượng tư vấn và giải quyết tốt hơn nhu cầu tư vấn pháp luật ngày càng tăng của khách hàng, SB Law đã vui mừng thông báo việc tuyển dụng 2 luật sư mới làm việc tại văn phòng Hà Nội.

SB Law chào đón luật sư Trần Đình Thống, luật sư Thống đã có nhiều năm kinh nghiệm khi hành nghề ở một công ty luật lớn và nổi tiếng tại Việt Nam.

Luật sư Trần Đình Thống có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Các luật sư được bổ nhiệm
Các luật sư được bổ nhiệm

Hy vọng, với sự góp mặt của luật sư Trần Đình Thống, SB Law cũng sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng tư vấn cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài

Bên cạnh đó, SB Law cũng chào đón sự gia nhập của luật sư Nguyễn Thị Hải Phương, một chuyên gia trong lĩnh vực sáng chế và kiểu dáng công nghiệp.

Luật sư Hải Phương có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ nói chung và tư vấn sáng chế nói riêng.

Luật sư Hải Phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của SB Law.

SBLaw bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt

Nhằm mục đích tăng cường lực lượng cán bộ lãnh đạo cho văn phòng Hà Nội, ngày mùng 7 tháng 3 năm 2014, tại SB Law Hà Nội đã diễn ra lễ công bố các quyết định quan trọng về nhân sự.

Trong đợt bổ nhiệm này, SB Law đã bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt của khối và của phòng, các vị trí lãnh đạo gồm:

 Luật sư Nguyễn Bùi Anh Tuấn nhận quyết định bổ nhiệm
Luật sư Nguyễn Bùi Anh Tuấn nhận quyết định bổ nhiệm

Bổ nhiệm vị trí Giám đốc khối hỗ trợ.

Bổ nhiệm trưởng nhóm hành chính.

Bổ nhiệm trưởng phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại.

Bổ nhiệm trưởng nhóm tư vấn doanh nghiệp

Bổ nhiệm Phó giám đốc phụ tránh tranh tụng.

Thay mặt ban lãnh đạo SB Law, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SB Law đã chúc mừng các vị trí lãnh đạo được bổ nhiệm và mong muốn các lãnh đạo sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đại diện các vị trị được bổ nhiệm, luật sư Nguyễn Bùi Anh Tuấn đã bày tỏ niềm vui mừng và tự hào khi được tin tưởng và bổ nhiệm, hứa sẽ tiếp tục rèn luyện và học tập nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tư vấn của SB Law.

Văn phòng đại diện của VNPT Global được mở tại Campuchia

VNPT Global là doanh nghiệp viễn thông thuộc Mobifone. Đây là doanh nghiệp với mục tiêu kinh doanh toàn cầu trong lĩnh vực viễn thông.

Với mục tiêu đó, VNPT Global mong muốn được mở hiện diện thương mại tại nước ngoài, mục tiêu đầu tiên đó là mở văn phòng đại diện tại Campuchia.

SB Law là nhà tư vấn pháp luật cho VNPT Global trong các dự án viễn thông và lần này tiếp tục cung cấp dịch vụ pháp lý cho VNPT Global mở văn phòng đại diện tại Campuchia.

Sau quá trình làm việc tích cực và cẩn trọng, hiện tại, văn phòng đại diện VNPT Global đã được mở và chính thức đi vào hoạt động tại Campuchia.

Chúng tôi mong muốn VNPT Global sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tư lớn tại Campuchia.

Luật sư SB Law gặp gỡ và trao đổi cùng nhà đầu tư Hàn Quốc

Ngày 9 tháng 3 năm 2014, tại khách sạn Fortuna Hà Nội, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SB Law đã có buổi tiếp và làm việc cùng đại diện công ty Bananakikk – kinh doanh trong lĩnh vực Logistic tại Hàn Quốc.

Tại buổi tiếp, phía Hàn Quốc đã đặt ra những câu hỏi liên quan tới quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics, vấn đề vốn đầu tư, đối tác đầu tư.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cùng đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc
Luật sư Nguyễn Thanh Hà cùng đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc

 

Các câu hỏi này đều được các luật sư của SB Law trả lời thấu đáo, bên cạnh đó, luật sư của SB Law còn đề cập tới các cam kết của Việt Nam trong WTO về vấn đề logistics cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam, lựa chọn mô hình kinh doanh, hợp đồng liên doanh và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Đại diện công ty logistics Hàn Quốc đánh giá rất cao khả năng tư vấn của SB Law và mong muốn được SB Law tư vấn pháp lý khi dự án được triển khai tại Việt Nam.

SB Law bảo hộ thành công nhãn hiệu PVCombank tại Hồng Kông

PV COMBANK

SB Law với tư cách là đại diện sở hữu trí tuệ của Ngân hàng đại chúng Việt Nam (PVCombank) đã tiến hành bảo hộ thành công nhãn hiệu này tại cơ quan sở hữu trí tuệ Hồng Kông.

Việc đăng ký và bảo hộ thành công nhãn hiệu này tại Hồng Kông nói riêng và thế giới nói chung sẽ góp phần vào việc thúc đẩy sự hiện diện thương hiệu của ngân hàng Việt Nam tại một trong những trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất Châu Á.

Văn bằng PVCombank tại Hồng Kông
Văn bằng PVCombank tại Hồng Kông

 

Bên cạnh đó, việc bảo hộ thành công nhãn hiệu này còn góp phần vào việc chống việc bị mất nhãn hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế của một số thương hiệu lớn của Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Hy vọng, trong tương lai, sẽ có nhiều thương hiệu của Việt Nam được đăng ký và bảo hộ thành công tại thị trường nước ngoài.

SB Law chính thức trở thành thành viên của Hiệp nhãn hàng quốc tế (INTA).

INTA là Hiệp hội nhãn hàng quốc tế, nơi quy tụ những luật sư hàng đầu thế giới về nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc là thành viên của INTA, năm 2014, sau quá trình xét đơn gia nhập, SB Law đã chính thức trở thành thành viên của INTA.

Năm 2014, Hội nghị thường niên của Inta sẽ họp tại Hồng Kong từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 5.
Đại diện của SB Law-Ông Phạm Duy Khương, giám đốc khối sở hữu trí tuệ SB Law sẽ tham dự hội nghị quan trọng này.

Tại hội nghị, đại diện SB Law sẽ có các cuộc tiếp xúc với các đối tác chiến lược là các hãng luật, các đại diện sở hữu trí tuệ tại 190 quốc gia trên thế giới nhằm mở rộng hợp tác, phát triển kinh doanh và góp phần hỗ trợ khách hàng Việt Nam bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ ra thế giới, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Với việc tham gia Inta và tham dự hội nghị thường niên quan trọng này, SB Law mong muốn được trở thành một đối tác quan trọng của cộng đồng sở hữu trí tuệ thế giới.

Tư vấn đăng kí sáng chế và giải pháp hữu ích

Khi nhà sáng chế có sáng chế hoặc giải pháp hữu ích muốn được bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ, SB Law – với tư cách là đại diện sở hữu công nghiệp, tư vấn về thủ tục đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích như sau:

1. Trình tự thủ tục đăng ký sáng chế

Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế tại Việt Nam thì đối tượng đăng ký cần đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

a. Tiêu chuẩn bảo hộ:

Có tính mới Có trình độ sáng tạo Có khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế

P

P

P

Giải pháp hữu ích

P

 

P

b. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ:

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.

c. Thời gian đăng ký:

Đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế/Giải pháp hữu ích sẽ trải qua các giai đoạn xét nghiệm như sau:

Thời gian

Nội dung xét nghiệm

Xét nghiệm hình thức

1-3 tháng kể từ ngày nộp đơn Xét nghiệm tính hợp lệ của đơn đăng ký sáng chế và các tài liệu kèm theo. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

Công bố đơn

 

19 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (Nếu không có yêu cầu công bố sớm) Công bố thông tin về sáng chế trên Công báo Sở hữu công nghiệp

Xét nghiệm nội dung

18 tháng kể từ ngày công bố hoặc từ ngày có yêu cầu. Xét nghiệm khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế.

d. Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

–        Giấy uỷ quyền (soạn theo mẫu của SB);

–        Bản mô tả sáng chế hoặc thông tin liên quan đến sáng chế cần đăng ký (Sẽ được thông báo sau);

–        Tên và địa chỉ của:

+ Người nộp đơn

+ Tác giả sáng chế

Sau khi nhận được các tài liệu trên, chúng tôi sẽ soạn thảo, nộp đơn và các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

2. Phí đăng ký:

Phí đăng ký sáng chế phụ thuộc vào độ dài của bản mô tả và số yêu cầu bảo hộ độc lập, vì vậy, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phí bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích.