Chuyên gia kiến nghị sớm thí điểm lập sàn vàng, tín chỉ vàng

Chuyên gia kiến nghị sớm thí điểm lập sàn vàng tín chỉ vàng.jpg
Chuyên gia kiến nghị sớm thí điểm lập sàn vàng tín chỉ vàng.jpg

Các chuyên gia cho rằng việc lập sàn vàng hay phát hành các tín chỉ vàng sẽ giúp minh bạch về giá, đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của vàng vật chất. Bài viết dưới đây có trích dẫn ý kiến các chuyên gia và đặc biệt là luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty luật SBLAW.

Lập sàn vàng để minh bạch về giá

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) cho rằng, đặc điểm của thị trường vàng Việt Nam là chúng ta không có những sàn vàng tập trung, minh bạch mà chủ yếu là các tiệm vàng.

Mức giá mua và giá bán do các tiệm vàng ấn định. Người dân mua, bán vàng chỉ là người chấp nhận giá chứ không phải là người quyết định giá.

Về bản chất thị trường vàng Việt Nam, các tiệm vàng nhỏ lẻ họ sẽ mua từ các chành vàng sỉ. Và những chành vàng sỉ này sẽ là người đưa ra mức giá cho các tiệm vàng nhỏ lẻ giao dịch. Thuật ngữ trong dân kinh doanh vàng người ta gọi là giá bóng.

“Giá bóng tức là mức giá mà các chành sỉ này họ bán hoặc mua từ các tiệm vàng nhỏ lẻ. Từ đó thì những chành sỉ lớn họ sẽ có khả năng kiểm soát được giá thị trường.

Họ có thể ấn định được mức giá lên hay xuống của thị trường bởi vì họ nắm phần lớn thị trường. Trong kinh tế gọi những người đó là Market Maker (nhà tạo lập thị trường) hoặc gọi tiêu cực hơn là những nhà đầu cơ, những nhà lũng đoạn thị trường” – ông nói.

Việc lập sàn vàng, cho phép giao dịch tín chỉ vàng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng vật chất

Việc lập sàn vàng, cho phép giao dịch tín chỉ vàng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng vật chất

Để xóa bỏ tình trạng này, nhiều chuyên gia tiếp tục kiến nghị cần thiết lập sàn vàng tập trung để giao dịch công khai, minh bạch.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch SBLAW
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch SBLAW

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, việc sửa đổi Nghị định 24 cần xem xét có nên xây dựng các sàn vàng vật chất hay không để có thể điều tiết, quản lý thị trường vàng. Ngoài ra, ông cũng kiến nghị xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) với sàn vàng trạng thái.

“Nhu cầu người dân hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tham gia vàng vật chất mà còn muốn kinh doanh trên các sàn vàng trạng thái. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều các quốc gia công nhận sàn vàng trạng thái, còn việt Nam thì hoàn toàn không có.

Điều đó dẫn tới những hoạt động lừa đảo từ đối tác từ nước ngoài hay thậm chí cả ở Việt Nam cũng lôi kéo nhau kinh doanh trên sàn vàng trạng thái đó. Nếu không sớm có cơ chế quản lý thì sẽ có thêm nhiều người dân bị mất tiền vào các ứng dụng hoặc những sàn vàng như vậy” – luật sư Nguyễn Thanh Hà nói.

Huy động vàng trong dân thay vì dùng ngoại hối để bình ổn

Đồng quan điểm, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cũng cho rằng chúng ta phải quan niệm thị trường vàng gắn với thị trường tài chính hay hàng hóa phái sinh.

“Trung Quốc hay Thái Lan đã triển khai những vấn đề này. Chính điều này khiến cho người dân không phải lưu luyến quá nhiều khi phải nắm một lượng vàng bao nhiêu. Nếu có được thị trường đó thì có thể huy động lượng vàng từ người dân” – ông nói.

Theo ông Hòe, Việt Nam đã có các sàn hàng hóa như sàn cà phê, sàn cá tra do Bộ Công thương quản lý. Bản chất nó vẫn là các sàn tài chính bởi vì nó là hợp đồng tương lai, hợp đồng kì hạn.

Do đó, ông cho rằng cần có một nghị định rất là rõ ràng về vấn đề này này và cho phép thí điểm 3 đến 5 năm.

Đồng tình, TS Nguyễn Hữu Huân cũng cho rằng Việt Nam cần nghiên cứu thí điểm về tín chỉ vàng trong dân.

Chuyên gia kiến nghị sớm thí điểm lập sàn vàng tín chỉ vàng.jpg
Chuyên gia kiến nghị sớm thí điểm lập sàn vàng tín chỉ vàng.jpg

“Một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bán cho người dân tín chỉ vàng (ETF) ghi nhận số vàng mà người dân đang nắm giữ là bao nhiêu. Ngân hàng trung ương vẫn nắm giữ lượng vàng nguyên chất làm dữ trữ ngoại hối. Người dân có thể mua bán tín chỉ đó với nhau và bán lại cho ngân hàng trung ương” – vị chuyên gia cho biết. Với các giải pháp này, thị trường vàng vật chất sẽ không còn hấp dẫn.

Theo vị chuyên gia, thay vì Nhà nước cấm người dân nắm giữ vàng nguyên chất thì nên có những quy định khuyến khích người dân đem vàng gửi cho ngân hàng trung ương với mức lãi suất nho nhỏ. Như vậy, ngân hàng trung ương có thể tính toán được và trả lời cho câu hỏi của các chuyên gia về số lượng vàng thực sự trong dân là bao nhiêu.

TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng, dự trữ ngoại hối Việt Nam không nhiều và nền kinh tế cũng đang cần rất nhiều nguồn vốn để ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, thay vì ổn định thị trường vàng.

“Việc dùng ngoại hối để bình ổn thị trường vàng phải trả giá quá cao. Vàng không phải là hàng hóa thiết yếu. Không có vàng thì người dân vẫn sống được. Do vậy, cần phải cân nhắc lại tầm quan trọng của việc đối xử với thị trường vàng như thế nào” – ông nói.

Tham khảo thêm >> Tư vấn tài chính và ngân hàng

Chuyên gia hiến kế thành lập sàn vàng để “hút” nguồn lực trong dân

Chuyên gia hiến kế thành lập sàn vàng để hút nguồn lực trong dân
Chuyên gia hiến kế thành lập sàn vàng để hút nguồn lực trong dân

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có thể học hỏi các quốc gia khác trên thế giới thành lập sàn giao dịch vàng. Điều đó giúp người dân không phải “lưu luyến” quá nhiều với vàng vật chất và Nhà nước cũng có thể huy động được vàng trong dân…

Chuyên gia hiến kế thành lập sàn vàng để “hút” nguồn lực trong dân

Tại Toạ đàm “Ngăn ngừa nguy cơ vàng hoá nền kinh tế” được tổ chức vào sáng ngày 8/7, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các cơ quan quản lý có thể hướng đến thành lập sàn giao dịch vàng để quản lý thị trường vàng minh bạch, hiệu quả, theo đúng xu hướng của thế giới.

Theo ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm thành công và thất bại của việc quản lý thị trường vàng trên thế giới. Cụ thể, phải hướng đến xem xét có nên xây dựng các sàn vàng vật chất hay không.

Ông Hà phân tích, nhu cầu người dân hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tham gia vàng vật chất, mà còn muốn kinh doanh trên các sàn vàng trạng thái. Trên thế giới, có nhiều quốc gia công nhận sàn vàng trạng thái, còn Việt Nam thì hoàn toàn không có.

Chuyên gia hiến kế thành lập sàn vàng để “hút” nguồn lực trong dân

“Điều đó dẫn tới những hoạt động lừa đảo từ đối tác từ nước ngoài hay thậm chí cả ở Việt Nam cũng lôi kéo nhau kinh doanh trên sàn vàng trạng thái đó. Nếu không sớm có cơ chế quản lý, sẽ có thêm nhiều người dân bị mất tiền vào các ứng dụng hoặc những sàn trạng thái đấy. Điều đó gây nguy hiểm cho nền kinh tế và làm tăng tình trạng tội phạm lừa đảo”, ông Hà khuyến cáo.

Luat-su-nguyen-thanh-ha-chan-rua-tien-trong-giao-dich-vang
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty luật SBLAW

Chia sẻ góc nhìn cá nhân, ông Phạm Xuân Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho biết, cần quan niệm là thị trường vàng gắn với thị trường tài chính (hàng hóa phái sinh).

Trên thế giới, Trung Quốc, Thái Lan đều triển khai quản lý theo cách này, từ đó giúp người dân không phải “lưu luyến” quá nhiều với vàng vật chất và Nhà nước cũng có thể huy động được vàng trong dân.

“Việt Nam đã có sàn hàng hóa là sàn cà phê, sàn cá tra do Bộ Công thương quản lý. Bản chất nó vẫn là các sàn tài chính, bởi đó là hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn. Có nghị định khung về vấn đề này và cho phép thí điểm 3 – 5 năm, sau đó sẽ tổng kết, đánh giá, tránh để tình trạng thí điểm chưa xong đã cho bùng nổ để rồi quay lại thắt chặt”, ông Hòe kiến nghị.

Vị chuyên gia này cũng chia sẻ thêm, để sàn giao dịch vàng quốc gia hoạt động hiệu quả, không đơn thuần là mặt bằng giao dịch cung cấp vàng vật chất, vàng chứng chỉ, mà là một tập hợp các vấn đề đồng bộ về dịch vụ, tiện ích liên quan đến giao dịch, hoạt động thanh toán, kiểm định, giao nhận, nghĩa vụ thuế, định danh vàng gắn với sở hữu cá nhân, tổ chức,… Chính phủ cần xây dựng đề án tổng thể.

“Đầu tiên, cần có Nghị định khung cho hoạt động của sàn giao dịch vàng này, bước đầu có thể cho phép thí điểm hoạt động 3 đến 5 năm. Sau đó, tổng kết thí điểm, nêu rõ những điểm được và chưa được; tránh tình trạng thí điểm chưa xong đã cho phát triển bùng nổ, để rồi khi gặp sự cố thì lại quay về thời kỳ siết chặt quản lý”, Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam đề xuất.

Tại tọa đàm, các chuyên gia cho biết nhiều quốc gia trên thế giới cũng cấm người dân sở hữu vàng nguyên chất ở một số thời điểm nhất định khi đồng nội tệ bị mất giá; thay vào đó, Nhà nước phát hành tín chỉ vàng (ETF) cho người dân.

Chuyên gia hiến kế thành lập sàn vàng để hút nguồn lực trong dân
Chuyên gia hiến kế thành lập sàn vàng để hút nguồn lực trong dân

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM cho hay, Hoa Kỳ – ở một số thời điểm nhất định – cũng cấm người dân sở hữu vàng nguyên chất. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bán cho người dân một tín chỉ vàng (ETF) ghi nhận số vàng mà người dân đang nắm giữ là bao nhiêu.

Người dân có thể mua bao nhiêu lượng vàng cũng được, nhưng nhà nước sẽ phát hành cho người dân một tín chỉ thay vì là vàng nguyên chất. Ngân hàng trung ương vẫn nắm giữ lượng vàng nguyên chất làm dữ trự ngoại hối. Người dân có thể mua bán tín chỉ đó với nhau và bán lại cho ngân hàng trung ương.

Ở một số thời điểm nhất định khi đồng nội tệ bị mất giá, Chính phủ một số nước cũng thực hiện việc phát hành tín chỉ quỹ ETF như vậy cho người dân. Với các giải pháp này, thị trường vàng vật chất sẽ không còn hấp dẫn.

Theo chuyên gia này, thay vì cấm người dân nắm giữ vàng nguyên chất, Nhà nước nên có những quy định khuyến khích người dân đem vàng gửi cho ngân hàng trung ương với mức lãi suất thấp. Như vậy, ngân hàng trung ương có thể tính toán được và trả lời cho câu hỏi đầy tranh cãi là số lượng vàng thực sự trong dân là bao nhiêu.

Hiện nay, dự trữ ngoại hối Việt Nam không nhiều, dùng ngoại hối để bình ổn thị trường vàng phải trả giá quá cao. Hiện Việt Nam đang dành khá nhiều nguồn lực và sự quan tâm về thị trường vàng, làm thị trường này càng thêm sốt. Vì vậy, cần phải có những cái biện pháp làm giảm sức hấp dẫn của thị trường vàng, hướng người dân sang những kênh đầu tư khác hỗ trợ phát triển nền kinh tế.

Tham khảo thêm >> Tư vấn tài chính ngân hàng

Quy định xử phạt đối với hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm

Vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
Vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới

Thời gian gần đây, tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp đặc biệt là tại các tỉnh miền Trung, miền Nam. Nguy cơ các chủng virus cúm gia cầm, các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhập vào nước ta là rất cao, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia cầm và sức khỏe người dân.

Vận chuyển trái phép gia súc gia cầm qua biên giới

Cơ quan quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn bắt giữ 7 vụ vận chuyển, hơn 37.000 con giống gia cầm nhập lậu qua khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình chỉ trong tuần đầu tháng 10/2023.

Trước đó, ngày 18 tháng 5 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 426/CĐ-TTg yêu cầu ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. Hiện nay, mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực phát hiện, xử lý nhiều trường hợp, nhưng tình hình vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp.

Vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
Vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới

Chế tài cho hành vi vận chuyển buôn bán trái phép gia cầm

Vậy hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm qua biên giới bị xử lý thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW đã có những trao đổi về vấn đề này:

Điều 10, Nghị định số: 112/2014/NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định:

“Hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam về xuất khẩu, nhập khẩu và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.”. Theo quy định này thì: Hàng hóa nhập khẩu phải có giấy tờ hợp lệ và và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu”.

Bên cạnh đó, Theo điểm 2, Mục I, Phụ lục I, Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch (Ban hành kèm theo Thông tư số số 25/2016/TT – BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thì gia cầm thuộc diện phải kiểm dịch.

Như vậy, việc vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm qua biên giới vào Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật.

Vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm bị xử phạt hành chính

Luật sư có thể cho biết, việc vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm qua biên giới vào Việt Nam bị xử lý ra sao?

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà  người có hành vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm qua biên giới sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính, tùy theo giá trị của hàng hóa sẽ có mức xử phạt tương ứng:

  • Đối với việc vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới: Người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 12, Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BQP, ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Bộ Quốc phòng về “ Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ngoài khu vực cửa khẩu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Mức phạt tiền thấp nhất là 1 triệu đồng, mức phạt cao nhất là 75 triệu đồng. Ví dụ: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị dưới 10 triệu đồng; Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên…Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa.
  • Đối với việc mua bán, vận chuyển trái phép gia cầm tại khu vực biên giới: Người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 13, Văn bản hợp nhất số  07/VBHN-BQP, ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Bộ Quốc phòng về Vi phạm các quy định về tàng trừ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới.
  • Nếu tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi gia cầm ở khu vực biên giới mà tại thời điểm kiểm tra không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thì mức phạt tiền thấp nhất là 1 triệu đồng, mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng (nếu là giống gia cầm mức phạt sẽ gấp đôi)

Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như tịch thu tang vật hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa theo quy định tại Khoản 4, khoản 5 Điều luật này.

Cũng phải lưu ý rằng, trong một số trường hợp cụ thể, người vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm qua biên giới có thể bị phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Vận chuyển buôn bán trái phép gia cầm
Vận chuyển buôn bán trái phép gia cầm

Người buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới có thể bị tù

Trường hợp nào, người buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới bị xử lý hình sự? Nếu bị xử lý hình sự thì sẽ bị zử lý vì tội gì , thưa luật sư?

– Người buôn bán trái phép gia cầm qua biên giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội buôn lậu” theo quy định tại Điều 188, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Mức hình phạt đối với tội này căn cứ vào giá trị hàng hóa, tính chất hành vi phạm tội…

+ Hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm, trong trường hợp hàng hóa có giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

– Người vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hanfghoas, tiền tệ qua biên giới theo quy định tại Điều 189, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Mức hình phạt đối với tội này căn cứ vào giá trị hàng hóa, tính chất hành vi phạm tội…

 + Hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm trong trường hợp hàng hóa trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

  + Hình phạt cao nhất bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm., phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Nghị định 08/2023 – Điểm mới về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5.3.2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao
dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu
doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có bài phóng vấn trao đổi  cụ thể là về những điểm mới quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.. Dưới đây là nội dung chi tiết: 

 

Câu hỏi 1: Thưa ông, ông có đánh giá tổng quan như nào về Nghị định sửa đổi lần này?

Trả lời:

Ngày 05/03/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nghị định 08/2023/NĐ-CP gần như tháo gỡ hoàn toàn những nút thắt mà Nghị định 65/2022/NĐ-CP ban hành trước đây gây ra một số khó khăn thực tế cho doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư mua trái phiếu, đánh vào những vấn đề nóng và nhức nhối nhất, mở đường cho các Doanh nghiệp trong nước có cơ hội phục hồi sau những “sóng gió” vừa qua. Nghị định sửa đổi và bổ sung mới sẽ tránh cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp sự sụp đổ ngắn hạn, bao gồm việc giảm lượng cung trái, kéo dài thời gian trả nợ và tăng lượng cầu mua trái phiếu. Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc “gỡ rối” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chúng ta cùng hy vọng các doanh nghiệp có thể tận dụng chính sách này và vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

 

Câu hỏi 2: Trong Nghị định 08 đã chốt quy định về có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác. Nhiều người cho rằng điều này có tạo tiền lệ xấu khi doanh nghiệp cữ nghĩ phát hành, không bán được thì sẽ chuyển đổi sang tài sản khác. Quan điểm của ông lời điểm tích cực và tiêu cực của quy định này là gì?

Trả lời:

Việc quy định về có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác chỉ là giải pháp tạm thời để “cứu nguy” chp doanh nghiệp hiện nay. Chúng ta có thể thấy việc quy định như vậy ngoài những hiệu quả tích cực thì luôn có những tiêu cực kèm theo.

Về những hiệu qủa  tích cực: Cụ thể, theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm: “Thanh toán đầy đủ,đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu”. Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định này như sau: Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến
hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.

Thứ hai, phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận.

Thứ ba, doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhà nước quy định về có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác nhưng sẽ có điều kiện kiểm soát kèm theo là phải tuân theo quy định của pháp luậtdân sự và pháp luật có liên quan và đặc biệt phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận. Ta thấy ở đây vấn đề vẫn là đề cao việc thoả thuận giữa doanh nghiệp và các “trái chủ”, nếu những nhà đầu tư này không đồng ý thì phía Doanh nghiệp vẫn buộc phải thanh toán theo thoả thuận trước đó. Từ việc quy định về có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác sẽ giúp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể được giảm
áp lực trả nợ, giảm lượng cung trái phiếu trên thị trường và qua đó có thể giảm được xác
suất việc bán tháo trái phiếu doanh nghiệp.

 

Tiêu cực: Ngoài việc giúp cho Doanh nghiệp nới lỏng thời gian trả nợ thì quy định về có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác cũng tiềm ẩn những rủi ro cho những trái chủ vì bởi lẽ việc thanh toán bằng tài sản khác này cần được quy định minh bạch và rõ ràng hơn đối với từng loại trái phiếu, và cũng cần quy định rõ về thời gian trả, hình thức quy đổi từ trái phiếu sang tài sản… có như vậy thì mới có thể thực thi trên thực tế. Còn về những lo lắng điều này tạo tiền lệ xấu khi doanh nghiệp cữ nghĩ phát hành, không bán được thì sẽ chuyển đổi sang tài sản khác là không đáng ngại, bởi lẽ Chúng ta thấy, với doanh nghiệp hoạt động nghiêm túc, giai đoạn này họ gặp khó khăn do bị kẹt về dòng tiền, không phải là doanh nghiệp không có tiền hay làm điều sai trái. Cùng lúc họ bị khó khăn không xoay được tiền, nếu siết bắt doanh nghiệp trả bằng được, doanh nghiệp có thể đi đến phá sản do không đáp ứng tiêu chí thanh toán trái phiếu. Đây là yếu tố then chốt giãn nợ cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu và Doanh nghiệp cũng không mong muốn vấn đề này. Còn nếu doanh nghiệp cữ nghĩ phát hành, không bán được thì sẽ chuyển đổi sang tài sản khác là không khả thi bởi lẽ nếu làm vậy doanh nghiệp sẽ rất khó
có được sự chấp thuận từ phía các trái chủ.

 

Câu hỏi 3: Với quy định nhà phát hành được kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 2 năm liệu có đủ để họ tái cơ cấu và bố trí đủ nguồn tiền? Quyết định này sẽ tác động như nào đến áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm nay và năm sau?

Trả lời:

Điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành. Quy định trên đã được Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi theo hướng cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.

Thứ hai, trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.

Thứ ba, đối với người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Trường hợp có người sở hữu trái phiếu không chấp thuận phương án đàm phán thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận).

Các doanh nghiệp có thể gia hạn thời gian thanh toán lãi, gốc trái phiếu thêm 2 năm. Trái phiếu đến hạn trong năm 2023 vào khoảng 53.000 tỷ, trong đó 6 tháng đầu năm khoảng 30.000 tỷ. Như vậy, nếu gặp khó khăn về dòng tiền doanh nghiệp có thể thương lượng với trái chủ gia hạn thêm 2 năm, có thời gian thu xếp dần nguồn tiền trả cho trái chủ. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp được kéo dài kỳ hạn trả nợ trái phiếu hay nói cách khác là giãn nợ là hợp lý ở bối cảnh hiện tại giúp cho các doanh nghiệp tránh được sự sụp đổ nhất thời ở mảng trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp không hoạt động tốt thì khó có thể khôi phục niềm tin và trả nợ được bởi lẽ thời gian 2 năm không quá dài và không quá nhiều điều đó đòi hỏi Doanh nghiệp phải hết sức tập trung vào các phương án kinh doanh sao cho hiệu quả nhất nếu không sang các năm tiếp theo thì áp lực trả nợ trái phiếu lại tiếp tục diễn ra.

Ai có trách nhiệm bồi thường vụ xe Ferrari tai nạn ở Long Biên?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có quan điểm về vấn đề “Ai có trách nhiệm bồi thường vụ xe Ferrari tai nạn ở Long Biên?” Dưới đây là nội dung chi tiết:

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law

Vừa qua, vụ tai nạn liên quan đến chiếc siêu xe Ferrari tại Việt Nam đang gây xôn xao và hiện chưa rõ trách nhiệm chính sẽ thuộc về bên nào. Báo Giao thông xin phép được xin ý kiến của Luật sư về vụ việc này dựa trên những thông tin hiện có. Sau đây xin thuật lại ngắn gọn các thông tin để Luật sư nắm rõ (có bản tường trình của kỹ sư Volvo đính kèm):

Anh H (chủ xe Ferrari bị tai nạn) gặp trục trặc khi đang vận hành và liên hệ với Ferrari Việt Nam để yêu cầu sửa chữa.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Ferrari Việt Nam hướng dẫn anh H đưa xe đến đại lý Volvo Bắc Âu Hà Nội, gặp kỹ sư của đại lý này để kiểm tra hỏng hóc. Sau khi kiểm tra, kỹ sư Volvo có báo lại nguyên nhân hỏng hóc của xe với Ferrari Việt Nam. Ferrari Việt Nam đã trao đổi với anh H về việc nhờ kỹ sư Volvo thay thế phụ tùng hỏng hóc. Đích thân người của Ferrari Việt Nam mang phụ tùng và dụng cụ chuyên dụng ra cho kỹ sư Volvo thực hiện việc sửa chữa. Tất cả quá trình đều là anh H, Ferrari Việt Nam và cá nhân kỹ sư Volvo trao đổi, thực hiện, không báo cáo lãnh đạo đại lý Volvo Bắc Âu Hà Nội.

Câu 1: Với nội dung vụ việc và bản tường trình của kỹ sư Volvo (đính kèm), trách nhiệm sẽ thuộc về những ai và thương hiệu nào?

Trả lời:

Trong trường hợp này, vụ việc xảy ra khi Ferrari Việt Nam có thỏa thuận với anh T để sửa xe của khách. Nên khi anh T thực hiện công việc sửa xe cho khách chính là thực hiện công việc được pháp nhân là Ferrari Việt Nam giao.

Theo quy định tại Điều 597 BLDS 2015 về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau:

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Vì vậy, khi xảy ra sự cố dẫn đến tai nạn và hư hỏng xe của khách dẫn đến việc bồi thường thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về Ferrari.

Ngoài ra, theo bản tường trình của anh T, khi thực hiện công việc sửa xe, anh T đã nhờ anh D – một nhân viên khác thử xe để dẫn đến tai nạn. Việc này không nằm trong thỏa thuận giữa anh T và Ferrari. Do đó, việc thiệt hại này nằm ngoài hợp đồng giữa Ferrari và anh T.

Anh D là người gây ra tai nạn nên trách nhiệm chính cũng thuộc về nhân viên đó theo quy định tại Điều 584 và Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường thiệt hại.

Do đó, trong vụ việc này, cả Ferrari Việt Nam, anh T và anh D đều phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ xe là anh H.

Câu 2: Chiếc Ferrari gặp tai nạn vẫn đang được hưởng chính sách bảo dưỡng 7 năm miễn phí và Ferrari Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm cho việc này. Vậy xin hỏi luật sư, việc khi tiếp nhận thông tin khách hàng hỏng hóc, muốn được Ferrari Việt Nam sửa chữa xe nhưng Ferrari Việt Nam lại gợi ý (đề xuất) để kỹ sư ngoài, không phải kỹ sư hãng sửa chữa (phụ tùng thay thế chính hãng cung cấp) có thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp hay không?

Trả lời:

Đây là việc làm thiếu chuyên nghiệp của Ferrari Việt Nam nói chung và của anh Th – Cố vấn Dịch vụ của Ferrari nói riêng.

Volvo Bắc Âu Hà Nội khẳng định đại lý và Ferrari không có bất kỳ thỏa thuận và hợp tác nào về việc sửa chữa, bảo dưỡng xe Ferrari. Anh Th (Ferrari) và anh T (Volvo) tự trao đổi, liên lạc với nhau để đưa chiếc Ferrari của anh H về bãi đỗ xe của Volvo theo thỏa thuận cá nhân riêng mà không thông qua pháp nhân là Volvo Bắc Âu. Hơn nữa, rõ ràng chiếc xe Ferrari của anh H vẫn đang được hưởng chính sách bảo dưỡng 7 năm miễn phí và Ferrari Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm cho việc này. Chủ xe theo sự chỉ dẫn của nhân viên Ferrari Việt Nam nên mới giao xe cho kỹ sư của Volvo. Và khi kỹ sư thực hiện việc sửa xe chính là nhân danh Ferrari Việt Nam để làm việc đó.

Ai có trách nhiệm bồi thường vụ xe Ferrari tai nạn ở Long Biên?

Câu 3: Trong trường hợp này nếu thể hiện sự chuyên nghiệp xứng tầm thương hiệu siêu xe có tiếng trên toàn cầu, Ferrari Việt Nam nên thực hiện ra sao khi khách hàng báo xe bị hỏng hóc với Ferrari Việt Nam? (Ferrari Việt Nam chỉ có cơ sở sửa chữa tại TP. Hồ Chí Minh, khách hàng hỏng xe tại Hà Nội).

Trả lời:

Theo anh H chủ xe (Ferrari), khi chiếc Ferrari 488 của mình cần can thiệp kỹ thuật, anh đã liên lạc với Ferrari và được anh Th (Ferrari) hướng dẫn đưa về xưởng của Volvo Hà Nội (trụ sở trên đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên) để tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng.

Anh đã thuê xe cứu hộ vận chuyển chiếc Ferrari 488 đến xưởng. Phía Ferrari cũng đã xác nhận xe được chuyển đến cơ sở của Volvo Hà Nội, việc này chỉ thông qua những liên hệ trao đổi các nhân là anh Th (Ferrari) và anh T (Volvo), sau đó anh T (Volvo) lại nhờ anh D chạy thử kiểm tra và gây ra tai nạn hỏng xe nghiêm trọng sau đó.

Trong trường hợp này, Ferrari cần cử đại diện hoặc ký giấy tờ liên kết với cơ sở sửa chữa uy tín ở Hà Nội để xử lý các vấn đề liên quan đến sản phẩm của hãng. Mọi giao dịch cần thể hiện chi tiết đầy đủ qua giấy tờ có xác nhận của các pháp nhân, cá nhân có liên quan thì mới đảm bảo được sự uy tín, chặt chẽ của hãng đối với việc bảo dưỡng, sửa chữa của hãng đối với sản phẩm và khách hàng mua, sử dụng sản phẩm của Ferrari.

Từ vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý có nguy cơ bị lừa: Vạch trần những bất cập trong phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có những giải đáp về những bất cập còn tồn tại trong phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ trong vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Ý. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Về hình thức lừa đảo, bên mua thông qua sơ hở của phương thức thanh toán, với trường hợp này là thông qua phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment D/P). 

Thực tế, bên bán để cho bên mua có điều kiện lừa đảo vì khi đàm phán hợp đồng, có thể bên mua chưa nắm rõ nguồn gốc đối tác hay chưa thẩm định rõ đối tác hoặc thông qua môi giới, và bên bán hoàn toàn thiếu thông tin đối tác. Đây có thể là nguyên nhân chính để các đối tác nước ngoài có điều kiện lừa đảo.

1. Luật sư đánh giá như thế nào về vụ việc này?

Trả lời:

Trong vụ việc này, các doanh nghiệp xuất khẩu điều tại Việt Nam đã ủy nhiệm thu cho 5 ngân hàng Việt Nam thông qua phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P).

Theo phương thức này, doanh nghiệp điều tại Việt Nam sau khi làm thủ tục xuất khẩu sẽ gửi bộ chứng từ cho hãng vận chuyển chứng từ, sau đó chuyển đến cho ngân hàng của người bán tại Việt Nam, ngân hàng Việt Nam có trách nhiệm chuyển phát nhanh bộ chứng từ này cho ngân hàng của nhà nhập khẩu ở Ý, nhà nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận bộ chứng từ gốc. Với bộ chứng từ này, người mua hàng có thể nhận hàng tại cảng và ngân hàng nhập khẩu tiến hành chuyển giao tiền cho ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi bộ chứng từ gốc tại Việt Nam chuyển qua Ý đã “bốc hơi”.

Từ vụ việc này cho thấy, việc thiếu thông tin về đối tác có thể tạo ra một tâm lý chủ quan cho doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam, mở ra một lỗ hổng lớn từ sơ hở của bên bán cũng như điểm yếu của phương thức thanh toán D/P để bên đối tác lợi dụng và tiến hành hành vi lừa đảo. Điều cần làm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu điều là cần nhanh chóng liên hệ Thương vụ Việt nam tại Ý hoặc luật sư để có thể lấy lại được hàng.

2. Từ góc nhìn pháp luật, theo Luật sư, phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ đang được doanh nghiệp sử dụng có những ưu điểm và hạn chế như thế nào?

Trả lời:

  • Ưu điểm:
  • Có thể nhận thấy ưu điểm lớn nhất của phương pháp thanh toán D/P đó chính là cho người bán giữ quyền kiểm soát hàng cho đến khi người mua thanh toán hối phiếu.
  • Thủ tục của phương thức thanh toán D/P không quá lằng nhằng, có thể nói là dễ dàng đối với cả người mua và người bán.
  • Hối phiếu là bằng chứng chính thức, bằng văn bản, được chấp nhận ở hầu hết các tòa án, xác nhận rằng yêu cầu thanh toán (hoặc chấp nhận) đã được thực hiện cho người mua.
  • Hối phiếu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp tín dụng thương mại cho người mua.
  • Nhược điểm, rủi ro pháp lý có thể xảy ra:
  • Rủi ro lớn nhất có thể xảy ra chính là việc người mua có thể từ chối hàng hoá với lí do không chính đáng và không thanh toán. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng người bán không bao giờ được trả tiền trong khi phải quản lý việc trả hàng từ cảng nước ngoài. Mặc dù có giữ quyền kiểm soát về hàng hoá khi mua hàng, nhưng nếu bên mua không nhận hàng hoặc nhận hàng mà không trả tiền, sẽ dẫn tới những tranh chấp pháp lý, gây tổn hại đến thời gian, nhân lực cũng như tài chính của cả hai bên.
  • Ngân hàng của người xuất khẩu không chịu trách nhiệm thanh toán nếu người nhập khẩu từ chối Hối phiếu, từ đó dẫn đến việc bên bán không nhận được tiền thanh toán

3. Trong giao dịch, làm thế nào để hạn chế được những bất cập, hạn chế này, thưa ông?

Trả lời:

Để hạn chế được rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam khi làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài cần thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại các nước sở tại, cơ quan thương vụ, lãnh sự danh dự Việt Nam để tìm hiểu rõ thông tin về đối tác, đảm bảo an toàn tối đa cho các thương vụ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

4. Trên thế giới, các phương thức giao dịch phổ biến là gì? Theo ông nên dùng phương thức nào để đảm bảo an toàn cũng cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp?

Trả lời:

Hiện nay, trên thế giới đang có khá nhiều phương thức thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, những phương thức phổ biến nhất bao gồm:

  • Phương thức ghi sổ – Open Account;
  • Phương thức nhờ thu – Collection, bao gồm: Phương thức nhờ thu trơn và phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P hoặc D/A);
  • Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ – Letter of Credit;
  • Phương thức thanh toán Điện chuyển tiền (T/T).

Trên thực tế, không có một phương thức nào là không có lỗ hổng, là an toàn tuyệt đối cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Mỗi phương thức thanh toán lại có những ưu, nhược điểm khác nhau, dựa vào liệu doanh nghiệp là bên nhập khẩu hay bên xuất khẩu, hàng hoá trao đổi là gì, tình hình kinh tế, xã hội của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia ra sao mà các bên có thể thống nhất với nhau về phương thức thanh toán.

Điều quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện giao dịch kinh doanh, đó chính ra rà soát thật kĩ hợp đồng, lường trước các tình huống có thể xảy ra, đặt ra các điều kiện thanh toán hoặc các chế tài mà hai bên cùng đồng ý trong trường hợp xảy ra trục trặc, tranh chấp. Từ đó doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro ngay từ bước giao kết hợp đồng.

Bài giới thiệu những quy định về đăng ký doanh nghiệp

Chính Phủ ban hành Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 Về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Trong trường hợp hồ sơ có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

Giấy tờ pháp lý của cá nhân:

– Công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

– Người nước ngoài: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Các loại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định trong Nghị định:

– Đăng ký doanh nghiệp tư nhân;

– Đăng ký công ty hợp danh;

– Đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần;

– Đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Đăng ký các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất công ty;

– Đăng ký các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp;

– Đăng ký doanh nghiệp xã hội;

– Đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

– Đăng ký doanh nghiệp đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam;

– Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh.

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử

Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được sử dụng để xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử trong trường hợp người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp không sử dụng chữ ký số. Tài khoản đăng ký kinh doanh được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân truy cập vào cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để kê khai thông tin và tạo Tài khoản đăng ký kinh doanh. Một Tài khoản đăng ký kinh doanh chỉ được cấp cho một cá nhân.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử:

Định dạng dưới dạng “.doc” hoặc “.docx” hoặc “.pdf”.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:

– Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử;

– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Trong trường hợp hồ sơ có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì hồ sơ phải có bản dịch tiếng Việt công chứng kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

Giấy tờ pháp lý của cá nhân:

– Công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực;

– Người nước ngoài: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Các loại hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định trong Nghị định:

– Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp;

– Đăng ký thay đổi thành viên hợp danh;

– Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;

– Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp;

– Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết;

– Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

– Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết;

– Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết;

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế;

– Thông báo thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền;

– Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập;

– Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư – đăng ký doanh nghiệp.

Cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện – đăng ký hộ kinh doanh.

 

Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2021 và thay thế Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2018.

Bài giới thiệu về Thông tư 51/2021/TT-BTC

nguồn internet

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 51/2021/TT-BTC ngày 30/6/2021 Hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Những đối tượng áp dụng

– Nhà đầu tư nước ngoài;

– Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan;

– Thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp

Nhà đầu tư nước ngoài được mở 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tương ứng với 01 ngân hàng lưu ký được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài được mở 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tương ứng với 01 ngân hàng lưu ký được phép kinh doanh ngoại hối để thực hiện hoạt động phát hành, hủy chứng chỉ lưu ký.

Khi nhận vốn ủy thác từ gián tiếp đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đứng tên công ty hoặc chi nhánh công ty để tiếp nhận vốn của các nhà đầu tư nước ngoài không có tài khoản vốn đầu tư gián tiếp.

Mọi hoạt động chuyển tiền để thực hiện các giao dịch, đầu tư, các thanh toán khác liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động của tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, nhận và sử dụng cổ tức, lãi được chia, mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài (nếu có) và các giao dịch khác có liên quan đều phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp.

Tài khoản lưu ký chứng khoán

Sau khi được cấp mã số giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài mở tài khoản lưu ký chứng khoán.

Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại ngân hàng lưu ký theo nguyên tắc cứ mỗi mã số giao dịch chứng khoán được cấp thì chỉ được mở 01 tài khoản lưu ký chứng khoán tại 01 ngân hàng lưu ký duy nhất.

Ngoài tài khoản lưu ký chứng khoán tại ngân hàng lưu ký, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài được mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại công ty chứng khoán theo nguyên tắc tại mỗi công ty chứng khoán chỉ được mở 01 tài khoản lưu ký chứng khoán.

Nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp và quyết toán thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ liên quan đến hoạt động chứng khoán tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài, Nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan có trách nhiệm tự thực hiện hoặc chỉ định 01 thành viên lưu ký hoặc 01 công ty chứng khoán hoặc 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc văn phòng đại diện của mình (nếu có) hoặc 01 tổ chức khác hoặc ủy quyền cho 01 cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu và công bố thông tin. Thông báo về việc chỉ định hoặc thay đổi tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ khi việc chỉ định hoặc ủy quyền.

Trường hợp có sự thay đổi số lượng nhà đầu tư nước ngoài trong nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan nhưng không có sự thay đổi về tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin thì tổ chức, cá nhân được chỉ định, ủy quyền báo cáo sở hữu, công bố thông tin có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi.

Nghĩa vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài

Khi cung cấp dịch vụ, tham gia đấu giá chứng khoán theo ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài thì công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải tách biệt riêng các lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài với các lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư của nhà đầu tư trong nước (nếu có) và của chính mình.

Chế độ báo cáo

Thành viên lưu ký phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước định kỳ hàng tháng (Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng) số liệu thống kê về tài khoản lưu ký và danh mục tài sản của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài.

Trường hợp thành viên lưu ký là chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam thì phải bổ sung báo cáo về hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư của mình.

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước định kỳ hàng tháng (Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng) về hoạt động quản lý danh mục đầu tư, đầu tư theo chỉ định cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thông tư 51/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 16/8/2021 và thay thế Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 18 tháng 08 năm 2015.

Nghị định hướng dẫn Luật PPP “đá” Luật PPP?

Nghị định 28 quy định về cơ chế quản lý tài chính dự án PPP do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng vừa được Chính phủ ban hành cuối tháng 3/2021 vẫn bộc lộ nhiều bất cập, làm khó cả cơ quan quản lý và nhà đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng theo hình thức đối tác công tư (PPP).

 

Xung quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law.

Câu 1: Theo quy định tại khoản 3, điều 8, Nghị định 28, nguồn vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng hạng mục công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng chỉ được thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được cơ quan ký kết hợp đồng dự án xác nhận. Đồng nghĩa, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện trước, vốn hỗ trợ của Nhà nước chỉ giải ngân khi các hạng mục công trình đó đã hoàn thành. Cá nhân ông đánh giá như thế nào về quy định này? Theo ông, điều này có vi phạm đến bản chất của dự án PPP không khi mà bản chất của PPP là hợp tác bình đẳng?

Trả lời:

Nghị định số 28/2021/NĐ – CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư mới có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 đã phần nào tháo gỡ được các vướng mắc, khó khăn cho các dự án PPP hiện tại.

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

Mục đích của phương thức này là thu hút khu vực tư nhân tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công tốt hơn cho người dân khi nguồn vốn của Nhà nước không đủ đáp ứng. Để đạt được mục đích đó thì cần xem xét kỹ lưỡng khuôn khổ pháp lý cho PPP cũng như đặt ra giới hạn đối với quyền lực Nhà nước. Bởi lẽ nếu Nhà nước kiểm soát quá chặt, không đảm bảo cán cân bình đẳng cho doanh nghiệp thì các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng có sự e ngại nhất định khi muốn thực hiện dự án.

Khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc kiểm soát thanh toán dành cho đầu tư trong dự án PPP. Trong đó, đối với xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng thì “chỉ được thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP xác nhận và theo tỷ lệ các nguồn vốn, giá trị, tiến độ, điều kiện được quy định tại hợp đồng dự án PPP, phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Như vậy, theo quy định này nhà đầu tư sẽ bỏ phải vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện trước, vốn hỗ trợ của Nhà nước chỉ giải ngân khi các hạng mục công trình đó đã hoàn thành. Do đó, quy định này dẫn đến điểm hạn chế là nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng vì ngân hàng sẽ sợ rủi ro từ việc chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư công hỗ trợ xây dựng hạng mục công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.

Câu 2: Bất cập nữa là quy định về nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công trong dự án PPP. Tại khoản 2, Nghị định 28 nêu: “Vốn Nhà nước trong dự án PPP được thanh toán khi cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn, giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật”. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, quy định tại điều khoản này chưa nêu rõ cách thức xử lý trong trường hợp Nhà nước chậm giao kế hoạch vốn làm chậm tiến độ giải ngân theo quy định tại hợp đồng dự án PPP. Ông đánh giá như thế nào về quy định này?

Trả lời:

Với quy định này thì các nhà đầu tư sẽ ở thế bị động trong việc kiểm soát nguồn tiền của mình khi không biết được chính xác lúc nào thì cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn, giao dự toán ngân sách. Trong trường hợp này, cần có quy định rằng nhà đầu tư có thể tính toán bổ sung chi phí phát sinh hoặc điều chỉnh thời gian xây dựng trong trường hợp nguồn ngân sách nhà nước bố trí chậm so với kế hoạch làm ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thực hiện dự án. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi thực hiện dự án PPP cũng phải chủ động liên lạc, trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để nắm bắt được tình hình và có những phương án dự phòng cho mình.

Câu 3: Cùng với đó, Nghị định 28 không có cơ chế xử lý trong trường hợp Nhà nước chậm giải ngân phần vốn hỗ trợ của Nhà nước và điều này dường như đang đẩy thế khó sang cho nhà đầu tư. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Trả lời:

Việc chậm giải ngân phần vốn hỗ trợ của Nhà nước sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn, chủ đầu tư khó có thể triển khai dự án một cách thuận lợi. Điều này dẫn đến việc chủ đầu tư bị chậm trễ tiến độ và có khả năng mất dự án.

Tuy nhiên, hiện nay, lại chưa có quy định nêu rõ cách thức xử lý trong trường hợp Nhà nước chậm giao kế hoạch vốn làm chậm tiến độ giải ngân theo quy định tại hợp đồng dự án PPP.

Do đó, cần sớm bổ sung quy định và hướng dẫn trường hợp phần vốn Nhà nước chậm giải ngân thì sẽ xử lý thế nào? Và nhà đầu tư có được huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện dự án và được tính lãi vay hay không?

Câu 4: Quốc tế xử lý vấn đề này như thế nào? Việt Nam có thể học hỏi gì từ họ, thưa ông?

Trả lời:

Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc – một quốc gia đang triển khai rất thành công các dự án PPP:

Thứ nhất, Trung Quốc chú trọng xây dựng các cơ chế ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân khi tham gia PPP trong ngành Điện như: Trao nhượng quyền với điều khoản đặc biệt, bảo đảm mua điện, cung cấp nhiên liệu, bảo đảm trong điều kiện bất khả kháng, … Mặc dù chính phủ không đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của dự án, song lại đưa ra điều kiện thuận lợi để đối tác tư nhân nâng cao hiệu quả vận hành. Các thỏa thuận đảm bảo được ký kết giữa nhà đầu tư tư nhân và Quỹ bảo đảm Cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, các thỏa thuận về quyền truy đòi cũng được lập để hỗ trợ cho thỏa thuận đảm bảo đó (Thu, 2014).

Thứ hai, áp dụng đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư tư nhân. Chính phủ Trung Quốc thuê công ty tư nhân mời nhà đầu tư tham gia vào dự án PPP trong hạ tầng ngành Điện. Sau khi chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án phù hợp với các tiểu chuẩn, thông lệ quốc tế và yêu cầu thực tế ở Trung Quốc, công ty này sẽ trình đề cương thực hiện và báo cáo nghiên cứu khả thi để xây dựng dự án, cũng như hỗ trợ chính quyền địa phương tìm kiếm sự chấp thuận từ Chính phủ Trung ương. Sau khi hoàn thành các tài liệu sơ tuyển, chính công ty này công khai mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng tham gia đấu thầu dự án BOT, BTO trong ngành Điện; xem xét các đề xuất dự thầu được gửi tham dự và chọn ra đối tác tư nhân phù hợp.

Thứ ba, có cơ chế chia sẻ rủi ro khá hợp lý. Trong đó, rủi ro được phân bổ cho đối tác nào có năng lực kiểm soát và ảnh hưởng tới rủi ro một cách tốt nhất. Theo nguyên tắc này, rủi ro về xây dựng, vận hành, kỹ thuật và tài chính chủ yếu do Consortium chịu; rủi ro về chính trị, pháp lý chủ yếu do chính quyền tỉnh Quảng Tây chịu; rủi ro liên quan đến điều kiện bất khả kháng được hai bên cùng chia sẻ.

Thứ tư, hoạt động giám sát dự án PPP trong ngành Điện được triển khai chặt chẽ và được quản lý theo hai cấp: cấp TW và cấp tỉnh, thành phố, nhờ đó, quy chế về PPP được thay đổi linh hoạt theo điều kiện của từng địa phương, các dự án PPP điện tại Trung Quốc được triển khai thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, bộ máy nhân sự phục vụ PPP được chuyên nghiệp hóa, phát triển toàn diện. Cơ quan chuyên trách PPP được thành lập bởi Bộ Tài chính Trung Quốc và Ủy ban Đổi mới và Cải cách Quốc gia NDRC với vai trò nghiên cứu và hoạch định chính sách; tư vấn, hướng dẫn cho các cơ quan địa phương và nhà đầu tư tham gia vào hoạt động PPP; quản lí và giám sát hoạt động đầu tư PPP trong ngành Điện. Bộ máy nhân sự ở cơ quan này không chỉ có năng lực pháp lý, năng lực quản lý mà còn có cả năng lực chuyên môn, có khả năng kí kết các hợp đồng mang tiêu chuẩn quốc tế, hạn chế thấp nhất tranh chấp phát sinh.

Với tính chất có nét tương đồng trong văn hóa, chính trị thì chúng ta có thể học hỏi các nước trên thế giới nhằm mục đích giảm thiểu việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư PPP như sau:

  1. Tối ưu, xây dựng cơ chế ưu đãi cho việc giải ngân dự án PPP đối với các nhà đầu tư tư nhân;
  2. Áp dụng đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đấu thầu tư nhân;
  3. Chia sẻ rủi ro hợp lý giữa nhà nước và nhà đầu tư;
  4. Tăng cường giám sát hoạt động PPP;
  5. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý PPP;
  6. Cung cấp, đảm bảo điều kiện cần thiết để dự án PPP diễn ra một cách thuận lợi.

Câu 5: Cuối cùng, nếu được sửa đổi, ông sẽ sửa đổi những quy định này như thế nào?

Trả lời:

Pháp luật cần tạo ra vị thế bình đẳng giữa Khu vực công (Nhà nước) và Khu vực tư nhân (Doanh nghiệp). Để làm được như vậy thì đầu tiên, cần có cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên. Ngoài ra, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp lo ngại về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán, giải ngân phần hỗ trợ của Nhà nước nên cần có thêm các quy định điều chỉnh nghĩa vụ này để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Làm sao để tăng tính công khai, minh bạch trong PPP

Mới đây, cơ quan kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm tra và chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các dự án BOT, BT theo hình thức hợp tác công tư PPP. Qua kết quả kiểm toán 29 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 5.228 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý lớn (chiếm 25%) so với giá trị được kiểm toán…

Từ vấn đề trên, chúng tôi xin được hỏi luật sư tư vấn và phân tích về một số nội dung liên quan đến câu chuyện công khai minh bạch tại các dự án BOT, BT theo hình thức hợp tác công tư PPP.

1.Theo luật sư, việc thực hiện các dự án BOT, BT theo hình thức hợp tác công tư PPP đang tồn tại những lỗ hổng về mặt pháp luật nào để dẫn đến hàng loạt sai phạm như cơ quan kiểm toán chỉ ra? Vậy thì theo luật sư, cơ quan chức năng cần có biện pháp gì để siết chặt hơn nữa trong việc quản lí các dự án trên?

Tr li:

Hiện nay, không thể phủ nhận các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư PPP đã mang đến nhiều lợi ích trong công tác xây dựng, cải thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Thế nhưng thời gian vừa qua việc thực hiện dự án theo hình thức PPP bộc lộ hạn chế về minh bạch thông tin, việc công bố dự án, danh mục dự án chưa được thực hiện nghiêm túc, công khai. Nội dung thông tin về dự án không rõ ràng, không xác định được quyền của người sử dụng dịch vụ, nhà đầu tư và Nhà nước trong thực hiện dự án.

Bên cạnh những lý do trong công tác lựa chọn nhà đầu tư, việc quản lý giám sát của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, một phần nguyên nhân còn bởi hành lang pháp lý có những khoảng trống và chồng chéo, các quy định pháp lý chi tiết liên quan đến dự án PPP còn chưa rõ ràng.

Cụ thể, tại dự thảo Luật PPP vừa qua chưa coi dự án PPP là dự án đầu tư công, các tài sản hình thành từ dự án PPP không phải là tài sản công mà chỉ coi phần “vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng” và “vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” là tài sản công. Như vậy, khi kiểm toán các dự án PPP cơ quan kiểm toán nhà nước chỉ được phép kiểm toán vốn của Nhà nước nên khó kiểm soát các dự án loại này. Ngoài ra, pháp luật hiện nay quy định chỉ có thanh tra chuyên ngành mới được thanh tra, còn thanh tra cấp tỉnh hay Thanh tra Chính phủ không được động vào dự án PPP nên cũng khó tránh khỏi tiêu cực.

Bên cạnh đó, hầu hết các dự án BOT, BT được kiểm toán đều thực hiện theo hình thức chỉ định thầu dẫn đến giảm tính cạnh tranh và minh bạch trong công tác lựa chọn nhà đầu tư, tiềm ẩn rủi ro, thất thoát, lãng phí và chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án.

Hơn nữa, quy định về mức vốn góp của nhà đầu tư hiện vẫn còn khá thấp so với tổng chi phí đầu tư dự án. Theo quy định tại khoản 2, Điều 10 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì:

“2. T l vn ch s hu ca nhà đu tư được xác đnh theo nguyên tc như sau:

a) Đi vi d án có tng vn đu tư đến 1.500 t đng, t l vn ch s hu ca nhà đu tư không được thp hơn 20% tng vn đu tư;

b) Đi vi d án có tng vn đu tư trên 1.500 t đng, t l vn ch s hu ca nhà đu tư được xác đnh theo nguyên tc: Đi vi phn vn đến 1.500 t đng, t l vn ch s hu không được thp hơn 20%; đi vi phn vn t trên 1.500 t đng, t l vn ch s hu không được thp hơn 10%.”

Khi nhà đầu tư thực hiện nhiều dự án PPP trùng một thời điểm thì tổng nguồn vốn chủ sở hữu phải đạt được tối thiểu là bao nhiêu trong tổng mức đầu tư của các dự án thì chưa được quy định rõ ràng dễ dẫn đến tình trạng lách luật.

Để giải quyết các vấn đề trên, trước tiên, Quốc hội cần sớm ban hành Luật PPP. Đồng thời, để tránh vấn đề “sân sau”, lợi ích nhóm trong thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án PPP, cần có thêm vai trò KTNN để đánh giá, nhằm tách bạch rõ ràng vốn của Nhà nước và vốn của nhà đầu tư cũng như kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Mặt khác, việc thực thi pháp luật cũng cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ; tăng cường tính minh bạch trong tất cả các khâu của dự án, đảm bảo công khai thông tin về dự án; tăng cường giám sát và kiểm soát các hợp đồng dự án trên nguyên tắc tôn trọng các thỏa thuận của Nhà nước và các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần có quy định trách nhiệm kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất về triển khai các dự án của UBND cấp tỉnh nơi có dự án và của các Bộ có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ.

2. Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng hình thức hợp tác công tư PPP tại các dự án BOT, BOT để tăng  tính công khai, minh bạ Tuy nhiên, PPP lại chưa thể đáp ứng được những kì vọng nói trên. Theo luật sư, chúng ta cần làm gì để có thể tăng tính công khai, minh bạch về vấn đề này?

Tr li:

Việc quan trọng nhất bây giờ là việc thay đổi hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PPP vì hiện giờ những rủi ro và bất cập trong các dự án PPP một phần do những lỗ hổng từ những quy định pháp luật.

Theo đó, cần rà soát lại những quy định, văn bản liên quan về PPP để tìm ra chỗ nào còn chồng chéo để gỡ rối, chỗ nào còn đang hổng đang thiếu thì phải kịp thời đưa ra những quy định mới. Đồng thời, cần kết hợp xem xét những thực trạng đang diễn ra và những hậu quả để đưa ra những biện pháp quản lý để tăng tính công khai, minh

Thứ hai, việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP cần phải tiến hành thông qua đấu thầu cạnh tranh, công khai, minh bạch thay vì chỉ định thầu như hiện nay. Vì những hình thức chỉ định thầu hay đấu thầu hạn chế như hiện nay đang dẫn đến những rủi ro về lợi ích nhóm, lãng phí, thất thoát, giảm tính cạnh tranh và nhà đầu tư không có đủ trình độ trong việc thực hiện dự án dẫn đến những dự án kém chất lượng, xuống cấp nghiêm trọng.

Thứ ba, cần tăng cường công khai các thông tin. Việc đẩy mạnh công khai thông tin cần phải thực hiện ở tất cả các bước từ các bước chuẩn bị, ký kết hợp đồng, thực hiện dự án cho đến khi kết thúc dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để không bước nào tạo nên lỗ hổng để một số cá nhân, tổ chức lợi dụng và cố tình sai phạm.

Ngoài ra, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, cơ quan chuẩn bị dự án phải tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan về tác động của dự án.

Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác thẩm tra, thanh tra, kiểm toán PPP đề ra những chế tài xử phạt và các quy định về trách nhiệm rõ ràng. Có như vậy, mới giảm thiểu tối đa những vi phạm trong việc thực hiện PPP và tăng tính hiệu quả của loại hình này.

Có nên kiểm toán nhà nước đối với dự án PPP?

Có nên kiểm toán nhà nước đối với dự án PPP?
Có nên kiểm toán nhà nước đối với dự án PPP?

SBLAW giới thiệu bài đóng góp của luật sư Nguyễn Thanh Hà gửi báo Diễn đàn doanh nghiệp về chủ đề Có nên kiểm toán nhà nước đối với dự án PPP?

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) mới đây đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều về hoạt động kiểm toán nhà nước đối với dự án PPP. Bên cạnh ý kiến ủng hộ về sự can thiệp của kiểm toán nhà nước sẽ giúp Nhà nước có thể giám sát chặt chẽ và độc lập về loại mô hình này cũng như công tác quản lý được minh bạch hơn thì đa số ý kiến lại chưa đồng tình với quy định về hoạt động này.

Cụ thể, tại Điều 86 Dự thảo Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) quy định hoạt động kiểm toán nhà nước sẽ diễn ra 2 lần. Lần 1, trước khi ký kết hợp đồng, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tuân thủ theo pháp luật về kiểm toán nhà nước về quá trình chuẩn bị dự án, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP có sử dụng tài chính công, tài sản công.

Lần 2, sau khi ký kết hợp đồng, kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán theo pháp luật về kiểm toán nhà nước đối với việc sử dụng tài chính công, tài sản công trong dự án PPP, bao gồm: Kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ đối với việc sử dụng vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, …và kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trên cơ sở các chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ đối với dự án PPP có sử dụng tài chính công, tài sản công.

Đối với quy định này, đa số ý kiến đồng ý rằng vì là dự án công nên cần sự tham gia của kiểm toán nhà nước là điều đương nhiên. Bên cạnh đó, Nhà nước không trực tiếp trả kinh phí cho nhà đầu tư thay vào đó cho phép nhà đầu tư, doanh nghiệp, dự án được thu phí từ cá nhân, tổ chức sử dụng kết cấu hạ tầng với mức thu và thời hạn thu do nhà nước quy định hoặc trả bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Chi phí đầu tư là cơ sở xác định thời gian, mức thu phí đối với dự án, vì vậy nếu không kiểm tra, giám sát chi phí đầu tư thì làm sao xác định được thời gian thu phí, mức thu phí đối với công trình là phù hợp?

Tuy nhiên, bản chất dự án PPP là dự án nhằm mục tiêu công nhưng có sự kết hợp công tư trong đầu tư vốn, quản trị dự án và đã trải qua quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo các quy định về PPP và pháp luật có liên quan. Do đó, cơ chế, chính sách pháp luật vừa phải bảo đảm chất lượng dịch vụ công nhưng đồng thời phải tạo điều kiện thu hút, huy động tối đa nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án PPP.

Việc kiểm toán đến 2 lần và kiểm toán ngay cả trong giai đoạn hồ sơ vẫn chưa có gì thì là rất rườm rà và còn tạo tâm lý dè chừng cho nhà đầu tư. Điều này không phải không có lý bởi đối với các dự án đấu thầu, các nhà đầu tư đã phải tính toán kỹ càng, đầu tư sức lao động và công nghệ để đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm giảm lãi vay cho hoạt động đầu tư, thế nhưng nếu tiến hành kiểm toán vốn tư nhân nữa thì sẽ gây ra trì trệ, thủ tục kéo dài cho nhà đầu tư.

Có thể nói hoạt động kiểm toán Nhà nước với dự án PPP là vô cùng cần thiết vì nếu không kiểm toán, Nhà nước bị thiệt do phải trả giá cao hơn giá trị thật của dự án hàng chục ngàn tỷ đồng, còn người dân chịu thiệt do bị kéo dài thời gian thu phí. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện như thế nào và vào thời điểm nào là vô cùng quan trọng. Thiết nghĩ thủ tục kiểm toán có thể rút ngắn tránh rườm rà, thay vì thực hiện 2 giai đoạn thì ta có thể rút xuống còn 1 giai đoạn.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cơ quan nhà nước có thâm quyền có thể triển khai những phương án giám sát nhưng vẫn nên tôn trọng các quy luật cạnh tranh, quy luật thị trường.

 

Luật Đầu tư và thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Mời các bạn xem bài trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trả lời báo Diễn đàn doanh nghiệp về thủ tục đầu tư ra nước ngoài trong dự thảo Luật đầu tư sửa đổi.

Sau đây là nội dung bài viết:

PV. Ông có đánh giá như thế nào về thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư trong những năm qua? (Có dễ dàng cho doanh nghiệp, còn điều gì gây khó…)

Trả lời:

Trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta đang khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường khai thác, bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế và thiết lập các mối quan hệ với các quốc gia khác.

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 đã góp phần xóa bỏ rào cản về đầu tư, kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư, đặc biệt là về thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Kể từ khi Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đầu tư ra nước ngoài được Chính phủ ban hành, việc mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài của doanh nghiệp trong nước đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Nhờ đó, đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo được những dấu ấn nhất định.

Tuy nhiên, thực tiễn 05 năm thi hành Luật cho thấy vẫn còn một số vướng mắc cần tiếp tục được tháo gỡ. Cụ thể là: Luật cũng chưa quy định cụ thể, minh bạch các lĩnh vực, ngành, nghề khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài có điều kiện; các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài còn một số nội dung chưa rõ ràng, dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.

PV: Sự thay đổi này đã tác động như thế nào tới cộng đồng doanh nghiệp trong những năm qua? (Làm tăng số lượng doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài…)

Trả lời:

Sự thay đổi này đã tạo nên rất nhiều những thành quả đáng kể trong những năm vừa qua và có một ý nghĩa lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp. Khi mà trong 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đầu tư sang 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Australia là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với 140,63 triệu USD, chiếm 34,1% tổng vốn đầu tư. Hoa Kỳ xếp thứ 2 với 22 dự án, tổng vốn đầu tư là 61,46 triệu USD, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Tây Ban Nha, Campuchia, Singapore, Canada…Những con số trên vô cùng ấn tượng cho thấy Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới vô cùng hiệu quả và góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài còn giúp cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội học hỏi, trao đổi và tiếp cận với công nghệ, thiết bị tiên tiến tăng tính năng động và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

PV: Việc duy trì thủ tục cấp giấy chứng nhận trên đang nhận được những ý kiến khác nhau. Theo ông, về lâu dài, chúng ta có nên hạn chế đầu tư ra nước ngoài?

Trả lời:

Đây là những vấn đề được nêu ra trong quá trình xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng.  Việc có hay không nên hạn chế đầu tư ra nước ngoài từ lâu đã được xem xét bởi nhiều người lo ngại khi dịch chuyển tài sản ra nước ngoài có thể gây ra thất thoát nguồn lực trong nước.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận tích cực hơn khi xu hướng mở cửa hội nhập đang ngày càng rộng mở, nếu mong muốn nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam thì nhà đầu tư Việt Nam cũng nên được tạo điều kiện đầu tư ra nước ngoài. Chúng ta không nên hạn chế bằng những quy định gây khó khăn cho nhà đầu tư mà cần nhìn nhận tích cực bằng cách đặt ra những quy chế minh bạch, công bằng như qua những chính sách về thuế, phí.

PV: Trong trường hợp này, theo ông có nên hạn chế ngành nghề đầu tư ra nước ngoài không? Vì sao?

Trả lời:

Hoạt động đầu tư có rất nhiều vấn đề xoay quanh, đặc biệt ngành nghề là một trong những yếu tố hàng đầu khi nhà đầu tư dự định tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Việc hạn chế ngành nghề đầu tư ra nước ngoài sẽ đi ngược lại quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, việc kiểm soát có thể trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực, đặc biệt như bất động sản cũng có những yêu cầu chặt chẽ bởi việc thanh khoản bất động sản thường không ổn định. Vì vậy, chúng ta trước hết cần tôn trọng quy luật quốc tế cũng như quyền kinh doanh các doanh nghiệp Việt Nam, sau đó tùy vào bối cảnh kinh tế để xem xét các danh mục ngành nghề đầu tư cần siết chặt điều kiện, đảm bảo công bằng cho cả nhà nước và nhà đầu tư.

PV: Dự thảo Luật Đầu tư đang tiếp tục được mang ra lấy ý kiến, ông có đóng góp ý kiến như thế nào để dự thảo được hoàn thiện hơn?

Trả lời:

Cho đến hiện tại Dự thảo đã sửa đổi 36 điều, bổ sung 4 điều và bãi bỏ 2 điều của Luật đầu tư năm 2014. Một số nội dung quan trọng của dự thảo Luật gồm: cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện, bảo đảm thống nhất, đồng bộ của Luật đầu tư với các luật có liên quan, … Hay như bãi bỏ danh mục quy định về chất ma túy và tiền chất; danh mục hóa chất, khoáng vật độc hại và danh mục động vật, thực vật hoang dã…

Tuy nhiên, sự chồng chéo trong thủ tục về đầu tư là 1 trong những yếu tố quan trọng phải xem xét, cụ thể là giai đoạn đăng ký, thẩm tra đầu tư.

Hiện nay tùy theo tính chất quy mô dự án mà nhà đầu tư phải giải trình các vấn đề về đất đai, xây dựng, môi trường, … sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư xong các nhà đầu tư vẫn phải thực hiện các thủ tục đó tại cơ quan khác.  Thiết nghĩ, các nhà làm luật cần phải xem xét kỹ các điều kiện thủ tục để tránh gây khó khăn cho các nhà đầu tư.