Cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ phải đóng những loại thuế nào?

440

Câu hỏi: Mình là Khiêm, ở Hải Dương. Mình muốn hỏi mức thuế phải nộp đối với cửa hàng kinh doanh tạp hóa là bao nhiêu? Gồm những loại nào? Mức thu nhập của cửa hàng mình khoảng 100 triệu đến 150 triệu một năm.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

+ Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

+ Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là chủ một cửa hàng kinh doanh, mức thu nhập của cửa hàng khoảng 100 triệu đến 150 triệu một năm. Do đó, nếu bạn có cửa hàng kinh doanh cố định trên 01 địa điểm thì sẽ đăng ký kinh doanh hình thức hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Các loại thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 100 triệu/năm bao gồm: Lệ phí môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân.

Thứ nhất, Lệ phí môn bài: 

Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

– Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

– Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

Cửa hàng kinh doanh của bạn có doanh thu khoảng 100 triệu – 150 triệu/ năm. Do đó, trường hợp này bạn sẽ phải đóng 300.000 đồng lệ phí môn bài theo quy định tại điểm c) Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP.

Thứ hai, Thuế giá trị gia tăng: 

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là doanh thu tính thuế và thuế suất.

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:

+ Doanh thu tính thuế gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

+ Thuế suất đối với trường hợp của bạn là 1%.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng đối với cửa hàng kinh doanh tạp hóa như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 1%

Thứ ba, Thuế thu nhập cá nhân: 

Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế và thuế suất.

Khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 quy định thu nhập tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể như sau:

  1. Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau: 

“1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

Chính phủ quy định mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện quy định tại khoản này”.

Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC đối với ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa là 0,5 %

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với cửa hàng kinh doanh tạp hóa như sau:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 0,5%

Khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định Người nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống. Như vậy, của hàng bạn với doanh thu khoảng 100 – 150 triệu đồng/năm sẽ thuộc đối tượng đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quy định trên.