Tăng mức bảo lãnh chính phủ đối với dự án PPP

647

Về dự luật PPP đang được quốc hội thảo luận, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trả lời phỏng vấn báo Diễn đàn doanh nghiệp.

Sau đây là nội dung trả lời:

Dự thảo Luật PPP đang quy định, nguyên tắc áp dụng đối với phương thức này là trong 5 năm đầu vận hành công trình, Nhà nước bảo lãnh doanh thu tối thiểu, đảm bảo tới 75% doanh thu được dự kiến trong hợp đồng dự án và 65% trong 5 năm kế tiếp

Tuy nhiên nhà đầu tư lại cho bảo lãnh doanh thu cần phải đạt được 80% doanh thu được dự kiến trong hợp đồng dự án,
Xin ông cho biết quan điểm của mình, tại sao cần tăng thêm 5%?

Trả lời:

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, việc kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP là xu hướng tất yếu nhưng việc thu hút vốn ngày càng khó khăn.

Với việc công bố dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, bối cảnh thị trường PPP đang phát triển trong giai đoạn đầu như nước ta hiện nay, cần áp dụng cơ chế bảo lãnh doanh thu tối thiểu cho một số dự án PPP đủ điều kiện.

Điều 80 Dự thảo Luật Đầu tư quy định, đối tượng được bảo lãnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất và yêu cầu thực hiện dự án.

Trong 5 năm đầu vận hành công trình dự án, nhà nước bảo lãnh doanh thu tối thiểu tới 75% doanh thu được dự kiến trong hợp đồng dự án và 65% trong 5 năm kế tiếp.

Nguồn bảo lãnh từ Quỹ phát triển dự án PPP (nếu được thành lập) hoặc nguồn dự phòng (hoặc khoản chưa phân bổ) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Các nhà đầu tư cho rằng mức 75% như Bộ KH&ĐT lấy ý kiến còn thấp, nên nâng lên 80 – 85%.

Bởi vì các dự án được bảo lãnh không áp dụng tràn lan, mà do Thủ tướng Chính phủ quyết định và ở tầm dự án như vậy chắc chắn là dự án lớn, lợi ích xã hội nhiều hơn lợi ích kinh tế, có tác động lan tỏa.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của các nhà đầu tư, nếu với mức bảo lãnh như vậy thì mới giảm thiểu được rủi ro cho nhà đầu tư và mới đảm bảo thu hút được nguồn vốn từ xã hội.

 

Theo ông quy định như thế nào là phù hợp đảm bảo hài hoà lợi ích nhà đầu tư nhà Nhà nước?

Trả lời:

Theo tôi, nguyên tắc áp dụng bảo lãnh doanh thu tối thiểu theo hướng tang lên tới 80% như đề xuất của các nhà đầu tư đang được đề cập trong Dự thảo Luật là hài hòa, cơ chế chia sẻ rủi ro doanh thu là khá phù hợp, vừa cân bằng rủi ro, vừa đảm bảo sự yên tâm cho nhà đầu tư, ngân hàng tài trợ vốn.

Mục tiêu cuối cùng của việc ban hành luật là phải đi vào được thực tế, đảm bảo quyền lợi hài hòa của nhà đầu tư và lợi ích cộng đồng và xã hội.

Nếu con số bảo lãnh của nhà nước chưa phù hợp khi thi hành luật, việc tổng kết, sửa đổi và bổ sung cũng cần được đặt ra.