Phải trả tiền nhuận bút khi sử dụng bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại

526

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 (Luật sở hữu trí tuệ ) về quyền tác giả, quyền liên quan.

Trong đó, Nghị định quy định rõ về khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình. Cụ thể, tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Luật sở hữu trí tuệ phải trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có thể thỏa thuận, thống nhất, ủy quyền đàm phán, thu tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được do các tổ chức này tự thỏa thuận.

Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ủy quyền có trách nhiệm xây dựng danh mục hội viên, tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng của hội viên và chịu trách nhiệm khi ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan nhận ủy quyền đại diện đàm phán thỏa thuận, thu tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất.

Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan nhận ủy quyền chỉ có trách nhiệm đàm phán thỏa thuận thu tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất theo danh mục hội viên, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được quy định tại hợp đồng ủy quyền.

Nghị định số 22/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/04/2018.

Trong chuyên mục Góc nhìn Chuyên gia, kênh InfoTV, VTVcab9, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trả lời phỏng vấn về vấn đề Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề phòng vệ thương mại. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: