Làm sao để tăng tính công khai, minh bạch trong PPP

1259

Mới đây, cơ quan kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm tra và chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các dự án BOT, BT theo hình thức hợp tác công tư PPP. Qua kết quả kiểm toán 29 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 5.228 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý lớn (chiếm 25%) so với giá trị được kiểm toán…

Từ vấn đề trên, chúng tôi xin được hỏi luật sư tư vấn và phân tích về một số nội dung liên quan đến câu chuyện công khai minh bạch tại các dự án BOT, BT theo hình thức hợp tác công tư PPP.

1.Theo luật sư, việc thực hiện các dự án BOT, BT theo hình thức hợp tác công tư PPP đang tồn tại những lỗ hổng về mặt pháp luật nào để dẫn đến hàng loạt sai phạm như cơ quan kiểm toán chỉ ra? Vậy thì theo luật sư, cơ quan chức năng cần có biện pháp gì để siết chặt hơn nữa trong việc quản lí các dự án trên?

Tr li:

Hiện nay, không thể phủ nhận các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư PPP đã mang đến nhiều lợi ích trong công tác xây dựng, cải thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Thế nhưng thời gian vừa qua việc thực hiện dự án theo hình thức PPP bộc lộ hạn chế về minh bạch thông tin, việc công bố dự án, danh mục dự án chưa được thực hiện nghiêm túc, công khai. Nội dung thông tin về dự án không rõ ràng, không xác định được quyền của người sử dụng dịch vụ, nhà đầu tư và Nhà nước trong thực hiện dự án.

Bên cạnh những lý do trong công tác lựa chọn nhà đầu tư, việc quản lý giám sát của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, một phần nguyên nhân còn bởi hành lang pháp lý có những khoảng trống và chồng chéo, các quy định pháp lý chi tiết liên quan đến dự án PPP còn chưa rõ ràng.

Cụ thể, tại dự thảo Luật PPP vừa qua chưa coi dự án PPP là dự án đầu tư công, các tài sản hình thành từ dự án PPP không phải là tài sản công mà chỉ coi phần “vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng” và “vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” là tài sản công. Như vậy, khi kiểm toán các dự án PPP cơ quan kiểm toán nhà nước chỉ được phép kiểm toán vốn của Nhà nước nên khó kiểm soát các dự án loại này. Ngoài ra, pháp luật hiện nay quy định chỉ có thanh tra chuyên ngành mới được thanh tra, còn thanh tra cấp tỉnh hay Thanh tra Chính phủ không được động vào dự án PPP nên cũng khó tránh khỏi tiêu cực.

Bên cạnh đó, hầu hết các dự án BOT, BT được kiểm toán đều thực hiện theo hình thức chỉ định thầu dẫn đến giảm tính cạnh tranh và minh bạch trong công tác lựa chọn nhà đầu tư, tiềm ẩn rủi ro, thất thoát, lãng phí và chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án.

Hơn nữa, quy định về mức vốn góp của nhà đầu tư hiện vẫn còn khá thấp so với tổng chi phí đầu tư dự án. Theo quy định tại khoản 2, Điều 10 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì:

“2. T l vn ch s hu ca nhà đu tư được xác đnh theo nguyên tc như sau:

a) Đi vi d án có tng vn đu tư đến 1.500 t đng, t l vn ch s hu ca nhà đu tư không được thp hơn 20% tng vn đu tư;

b) Đi vi d án có tng vn đu tư trên 1.500 t đng, t l vn ch s hu ca nhà đu tư được xác đnh theo nguyên tc: Đi vi phn vn đến 1.500 t đng, t l vn ch s hu không được thp hơn 20%; đi vi phn vn t trên 1.500 t đng, t l vn ch s hu không được thp hơn 10%.”

Khi nhà đầu tư thực hiện nhiều dự án PPP trùng một thời điểm thì tổng nguồn vốn chủ sở hữu phải đạt được tối thiểu là bao nhiêu trong tổng mức đầu tư của các dự án thì chưa được quy định rõ ràng dễ dẫn đến tình trạng lách luật.

Để giải quyết các vấn đề trên, trước tiên, Quốc hội cần sớm ban hành Luật PPP. Đồng thời, để tránh vấn đề “sân sau”, lợi ích nhóm trong thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án PPP, cần có thêm vai trò KTNN để đánh giá, nhằm tách bạch rõ ràng vốn của Nhà nước và vốn của nhà đầu tư cũng như kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Mặt khác, việc thực thi pháp luật cũng cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ; tăng cường tính minh bạch trong tất cả các khâu của dự án, đảm bảo công khai thông tin về dự án; tăng cường giám sát và kiểm soát các hợp đồng dự án trên nguyên tắc tôn trọng các thỏa thuận của Nhà nước và các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần có quy định trách nhiệm kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất về triển khai các dự án của UBND cấp tỉnh nơi có dự án và của các Bộ có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ.

2. Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng hình thức hợp tác công tư PPP tại các dự án BOT, BOT để tăng  tính công khai, minh bạ Tuy nhiên, PPP lại chưa thể đáp ứng được những kì vọng nói trên. Theo luật sư, chúng ta cần làm gì để có thể tăng tính công khai, minh bạch về vấn đề này?

Tr li:

Việc quan trọng nhất bây giờ là việc thay đổi hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về PPP vì hiện giờ những rủi ro và bất cập trong các dự án PPP một phần do những lỗ hổng từ những quy định pháp luật.

Theo đó, cần rà soát lại những quy định, văn bản liên quan về PPP để tìm ra chỗ nào còn chồng chéo để gỡ rối, chỗ nào còn đang hổng đang thiếu thì phải kịp thời đưa ra những quy định mới. Đồng thời, cần kết hợp xem xét những thực trạng đang diễn ra và những hậu quả để đưa ra những biện pháp quản lý để tăng tính công khai, minh

Thứ hai, việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP cần phải tiến hành thông qua đấu thầu cạnh tranh, công khai, minh bạch thay vì chỉ định thầu như hiện nay. Vì những hình thức chỉ định thầu hay đấu thầu hạn chế như hiện nay đang dẫn đến những rủi ro về lợi ích nhóm, lãng phí, thất thoát, giảm tính cạnh tranh và nhà đầu tư không có đủ trình độ trong việc thực hiện dự án dẫn đến những dự án kém chất lượng, xuống cấp nghiêm trọng.

Thứ ba, cần tăng cường công khai các thông tin. Việc đẩy mạnh công khai thông tin cần phải thực hiện ở tất cả các bước từ các bước chuẩn bị, ký kết hợp đồng, thực hiện dự án cho đến khi kết thúc dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để không bước nào tạo nên lỗ hổng để một số cá nhân, tổ chức lợi dụng và cố tình sai phạm.

Ngoài ra, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, cơ quan chuẩn bị dự án phải tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan về tác động của dự án.

Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác thẩm tra, thanh tra, kiểm toán PPP đề ra những chế tài xử phạt và các quy định về trách nhiệm rõ ràng. Có như vậy, mới giảm thiểu tối đa những vi phạm trong việc thực hiện PPP và tăng tính hiệu quả của loại hình này.