Sự khác nhau giữa hợp đồng BOT, BTO và BT

2353

Câu hỏi: Tôi là Hưng, là một nhà đầu tư. Qúy công ty cho tôi hỏi: Hợp đồng BOT, BTO và BT khác nhau ở những điểm nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Hợp đồng BOT: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

Hợp đồng BTO: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

Hợp đồng BT: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.

Sự khác nhau của 03 loại hợp đồng này được cụ thể như sau:

 Nội dung so sánh BOT BTO BT
1.Nội dung Hợp đồng – HĐ dự án bao gồm: sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước VN. NĐT bỏ vốn xây dựng công trình và phải bàn giao công trình đó cho Nhà nước. – Quy định cụ thế quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thực hiện cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao nhưng  trong hợp đồng BOT thứ tự thực hiện các hành vi này là các thỏa thuận cụ thể của mỗi bên để thực hiện hợp đồng dự án lại có một số điểm khác. – Nghĩa vụ của NĐT phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho chính phủ mà không được quyền kinh doanh chính những công trình này.
2.

Thời điểm ban giao công trình

– Sau khi xây dựng xong, NĐT được phép kinh doanh trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước VN. – Sau khi xây dựng xong, NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước VN. – Giống như Hợp đồng BTO, sau khi xây dựng xong, NĐT chuyển giao công trình đó cho Nhà nước VN.
3.

Lợi ích có được từ HĐ

– Lợi ích mà NĐT được hưởng phát sinh từ chính việc kinh doanh công trình đó, chuyển giao không bồi hoàn công trình. – Chính phủ dành cho NĐT quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. – Chính phủ tạo điều kiện cho NĐT thực hiện những dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán cho NĐT theo thỏa thuận trong HĐ BT.

Luật sư Trần Trung Kiên từ công ty luật SBLAW đã có phần chia sẻ những kiến thức quan trọng về khởi nghiệp trong khuôn khổ buổi đào tạo tại Topica Founder Institue.

Mời các bạn đón xem nội dung tại đây: